Người bệnh cần biết sỏi niệu quản kiêng ăn gì để xây dựng thực đơn sao cho hợp lý. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình đào thải sỏi diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Thực phẩm chứa hàm lượng lớn Natri, protein động vật, Oxalat… đều không có lợi cho sức khỏe trong giai đoạn này.
Sỏi niệu quản là bệnh gì?
Sỏi thận là những tinh thể hình thành trong thận, có thể phát triển và di chuyển đến bất kỳ đâu dọc theo đường tiết niệu. Sỏi niệu quản là tình trạng sỏi thận mắc kẹt trong đường ống nối thận với bàng quang. Kích thước sỏi rất đa dạng, sỏi nhỏ có thể dễ dàng đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Ngược lại, sỏi lớn hoặc có hình dạng phức tạp sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, gây triệu chứng đau đớn và hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác.
1. Nguyên nhân
Sỏi niệu quản hình thành từ sự kết tụ các tinh thể trong nước tiểu, điển hình như:
- Canxi: Sỏi tạo thành từ các tinh thể Canxi Oxalat là loại phổ biến nhất. Nguyên nhân có thể do không uống đủ nước hoặc chế độ ăn quá nhiều Oxalat.
- Axit uric: Loại sỏi này hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axit, thường gặp ở nam giới và người bị bệnh gút.
- Struvite: Sỏi Struvite thường liên quan đến nhiễm trùng thận mãn tính, phổ biến ở nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thường xuyên.
- Cystin: Cystin là loại sỏi ít phổ biến nhất, xảy ra do axit amin Cystine rò rỉ vào nước tiểu, thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn di truyền Cystin niệu.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản bao gồm:
- Tiền sử gia đình: Người có bố mẹ hoặc anh chị em bị sỏi thận, sỏi niệu quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Thói quen uống không đủ nước: Điều này làm cho nước tiểu trở nên cô đặc hơn, không thể hòa tan muối, ngược lại hình thành tinh thể.
- Chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn nhiều muối, protein động vật và thực phẩm giàu Oxalat có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi, bao gồm: rau bina, trà, socola, các loại hạt…
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc: Thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu, steroid, thuốc chống co giật…
- Vấn đề bệnh lý: Tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh viêm ruột, gút, cường cận giáp, béo phì, nhiễm trùng tiểu tái phát…

2. Triệu chứng
Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi niệu quản là cảm giác đau. Người bệnh thấy đau ở vùng bụng dưới hoặc bên sườn, sau đó lan sang vùng lưng ngay dưới xương sườn. Cơn đau có thể nhẹ, âm ỉ hoặc dữ dội, đến rồi đi hoặc kéo dài. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Có lẫn máu trong nước tiểu.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Sốt.
Sỏi niệu quản kiêng ăn gì?
Sỏi niệu quản kiêng ăn gì? Việc điều chỉnh chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh:
- Thực phẩm nhiều muối: Lượng muối tiêu thụ từ thức ăn sẽ làm tăng lượng muối trong nước tiểu, làm tăng lượng Canxi bài tiết, dẫn đến hình thành sỏi. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm quá mặn, thịt nguội, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.
- Thực phẩm chứa nhiều axit uric: Hàm lượng axit uric thường có nhiều trong thịt ướp muối, nội tạng động vật, bánh ngọt, một số loại hải sản…
- Thịt động vật chứa nhiều protein: Người mắc bệnh sỏi niệu quản không nên ăn quá 150g thịt hoặc cá mỗi ngày.
- Thực phẩm chứa nhiều Oxalat: Socola, cacao, đậu phộng, hạt óc chó, quả phỉ, hạnh nhân, măng tây, củ dền, rau bina…
Bị sỏi niệu quản nên ăn gì, uống gì cho nhanh hết sỏi?
Dưới đây là một số loại thực phẩm, đồ uống tốt cho người bệnh bị sỏi niệu quản, nên tham khảo để thêm vào thực đơn hàng ngày:
- Nước lọc: Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi. Lượng nước nên cân nhắc tùy thuộc vào thể trạng, thời tiết, chế độ vận động nhưng tốt nhất 2 lít/ngày.
- Trái cây chứa ít Oxalat: Cam, chanh, dứa, táo, lê, xoài, mận, mơ, kiwi, dưa hấu…
- Rau củ chứa ít Oxalat: Bông cải xanh, súp lơ, khoai tây, cà rốt, đậu xanh, xà lách, dưa leo…
- Thực phẩm giàu Canxi:
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi niệu quản
Sau khi biết sỏi niệu quản kiêng ăn gì, người bệnh có thể chủ động xây dựng thực đơn hợp lý cho mình. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể tham khảo:
- Đồ uống: Khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày + 2 ly nước cam.
- Lượng Canxi tiêu thụ mỗi ngày: 800 – 1000mg/ngày.
- Lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày: Không quá 150g thịt hoặc cá.
- Muối: Hạn chế tối đa thêm muối vào các bữa ăn.
- Oxalat: Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều Oxalat (socola, cacao, đậu phộng…).
- Axit uric: Tránh ăn thực phẩm chứa axit uric (thịt ướp muối, nội tạng…).
- Đường: Tránh ăn đồ ngọt, đồ uống có ga…
- Đảm bảo thực đơn hàng ngày nhiều chất xơ từ trái cây, rau củ quả.
Chế độ dinh dưỡng này đồng thời còn làm giảm nguy cơ tăng huyết áp động mạch, tiểu đường và béo phí. Điều quan trọng là thúc đẩy quá trình đào thải sỏi tự nhiên, ngăn sỏi niệu quản tái phát.

—-
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn</p