CÁCH SƠ CỨU CHẢY MÁU CAM (MŨI) NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ, AN TOÀN

 26/05/2023 

Khoảng 60% dân số từng bị chảy máu cam ít nhất 1 lần trong đời và 10% trong số đó là trường hợp nghiêm trọng cần được điều trị hoặc can thiệp y tế. Đây là bệnh phổ biến nhất về tai mũi họng ở trẻ em từ 2 – 10 tuổi và người già từ 50 – 80 tuổi. Việc biết cách sơ cứu chảy máu cam (mũi) nhanh chóng, hiệu quả, an toàn sẽ giúp bạn không còn lo âu và biết cách xử trí phù hợp khi mình hoặc những người xung quanh bị chảy máu cam. 

Hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam bài bản

Các biện pháp sơ cứu chảy máu cam gồm:

  • Ngồi dậy (sao cho đầu cao hơn tim), hơi nghiêng người về phía trước và thở bằng miệng.
  • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp phía trước mũi (ngay phía trên lỗ mũi và bên dưới phần gốc xương cứng) và giữ trong 5 phút.
  • Đồng thời, dùng tay còn lại chườm túi đá hoặc túi nilon đựng đá vụn lên sống mũi để máu chảy chậm lại.
  • Sau khi bịt mũi trong 5 phút, hãy thả tay ra để xem mũi có còn chảy máu không. Giữ túi nước đá trong 10 – 15 phút nữa.
  • Nếu mũi vẫn còn chảy máu, hãy bóp mũi thêm 10 phút nữa.
  • Thả ra. Nếu mũi vẫn còn chảy máu thì đây là thời điểm cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

Sai lầm cần tránh khi sơ cứu chảy máu mũi

  • Không nhét mũi bằng khăn giấy hoặc các vật dụng gia đình khác như băng vệ sinh dạng ống. Khi nhiều người bị chảy máu mũi, điều đầu tiên họ nghĩ đến là nhét bông, khăn giấy hoặc gạc vào mũi vì nghĩ rằng như vậy sẽ cầm được máu. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích điều này, bởi không thể đảm bảo tính vô trùng của tất cả các chất liệu thông thường, đặc biệt là những chất liệu tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mũi. Nếu dụng cụ cầm máu không sạch sẽ dễ gây nhiễm trùng. Điều này có thể làm cho tình trạng chảy máu mũi tồi tệ hơn.
  • Không ngửa đầu ra sau hoặc nằm thẳng. Hành động này hoàn toàn sai lầm và có thể gây hậu quả cho sức khỏe. Động tác ngửa đầu ra sau khi chảy máu cam có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ họng, nơi máu chảy ra và có thể gây nghẹt thở. Nếu nuốt phải máu cam, nó có thể gây buồn nôn và nôn khi đi vào dạ dày.
  • Không nâng vật quá nặng hoặc thực hiện các hoạt động thể chất quá sức. Có thể mất đến 2 tuần để vết thương lành sau khi chảy máu cam.
  • Nhiều người cho rằng thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý có thể làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi, chống chảy máu cam. Tuy nhiên, quan niệm này là không chính xác, nhỏ nước muối sinh lý vào niêm mạc mũi không phải là giải pháp lâu dài, bởi nó chỉ làm ẩm mũi tức thì, về lâu dài sẽ khiến mũi bị khô hơn. Ngay cả việc sử dụng máy tạo độ ẩm cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, cùng với các biện pháp hỗ trợ sẽ giúp tránh được tình trạng chảy máu cam.

Cách phòng ngừa chảy máu mũi

Có nhiều cách phòng ngừa chảy máu mũi mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà:

  • Không ngoáy mũi.
  • Nhẹ nhàng mỗi khi xì mũi.
  • Không hút thuốc.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm cho ngôi nhà, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.
  • Sử dụng nước muối xịt mũi không kê toa để dưỡng ẩm trong mũi.
  • Tránh chấn thương xảy ra ở mặt bằng cách thắt dây an toàn trong ô tô và sử dụng mũ đội đầu vừa vặn để bảo vệ khuôn mặt trong các môn thể thao va chạm, chẳng hạn như bóng đá hoặc karate.
  • Sử dụng thiết bị bảo hộ để tránh hít phải hóa chất gây kích ứng tại nơi làm việc.
  • Sử dụng thuốc thông mũi đúng theo hướng dẫn chỉ định (lạm dụng chúng có thể gây chảy máu cam).

#DSHOAITHUONG

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám