ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Đau đầu căng thẳng hay mọi người vẫn thường gọi là đau đầu căng cơ, nhức đầu căng cơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Vậy, đau đầu căng thẳng là bệnh gì, bệnh có nguy hiểm không? Người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.

Đau đầu căng thẳng là những cơn đau 2 bên đầu đặc trưng, không đau nhói, cường độ đau từ nhẹ đến trung bình, thường được mô tả là có cảm giác đau âm ỉ như bị bóp, ép hoặc xiết chặt quanh đầu. Trong bài viết sau đây, xin phép được thông tin đến mọi người những kiến thức cơ bản về đau đầu căng thẳng bằng khái niệm quen thuộc là: đau đầu căng cơ hay nhức đầu căng cơ. 

Một số thống kê trên thế giới về đau đầu căng cơ:

Tỷ lệ mắc bệnh: Đau đầu căng cơ trong ở các đối tượng từ 12 đến 41 tuổi là 86%, hơn nữa tỷ lệ mắc có thể đang tăng lên.

Vai trò của giới tính và tuổi tác: Nhức đầu căng thẳng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ giới có tỷ lệ mắc đau đầu căng cơ nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt là đối với các phân nhóm từng đợt và mãn tính của bệnh lý này.

Đau đầu căng thẳng hay đau đầu căng cơ là gì?

Đau đầu căng thẳng thường được mọi người nhắc bằng khái niệm đau đầu căng cơ hay nhức đầu căng cơ. Đây là những cơn đau đầu đặc trưng bởi đau hai bên đầu, không đau nhói, cường độ đau từ nhẹ đến trung bình. Theo thống kê, đau đầu căng cơ là loại đau đầu phổ biến nhất và là bệnh lý thần kinh thường gặp. Đối tượng dễ mắc là những người thường xuyên ngồi lâu ở một tư thế cố định, làm công việc áp lực đầu óc căng thẳng, không gian chật hẹp thiếu oxy. Ngoài ra, bệnh đau đầu căng cơ còn có thể xảy ra khi xuất hiện căng thẳng kéo dài do vấn đề tâm lý, trầm cảm,…

Dựa vào các mức độ và tần suất xuất hiện của các cơ đau có thể phân loại triệu chứng đau đầu căng cơ thành 3 loại chính:

  • Nhức đầu căng cơ từng cơn không thường xuyên: Các cơn đau ít hơn 1 ngày trong tháng.
  • Nhức đầu căng cơ từng đợt: Các cơn đau đầu từ 1 đến 14 ngày trong 1 tháng.
  • Nhức đầu căng cơ mãn tính: Đau đầu nhiều hơn 15 ngày mỗi tháng.

Nguyên nhân đau đầu căng cơ

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây nên những cơn đau đầu căng cơ vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Tuy nhiên, một vài yếu tố đã được chỉ ra có tác động ảnh hưởng đến nhức đầu căng cơ:

  • Nhạy cảm với thuốc ngủ: Tăng độ nhạy cảm với các thuốc dẫn truyền thần kinh được cho là đóng một vai trong quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đau đầu căng cơ. Các kích thích bình thường vô hại bị hiểu sai là gây đau trong nhức đầu căng cơ mãn tính. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptyline và các thuốc ức chế tổng hợp oxit nitric có thể đảo ngược quá trình nhạy cảm đau.
  • Các yếu tố trung tâm: Độ nhạy cảm đau chung trong hệ thống thần kinh trung ương tăng lên trong nhức đầu căng cơ mãn tính, trong khi quá trình xử lý đau trung tâm dường như bình thường trong đau đầu căng cơ từng đợt.
  • Các yếu tố ngoại vi: Không có bằng chứng chắc chắn về các bất thường ngoại vi trong đau đầu căng cơ, tuy nhiên các thụ thể cảm nhận kích thích đau ở cơ đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong nhức đầu căng cơ. So với những đối tượng  kiểm soát đau đầu phù hợp không bị tái phát, người mắc đau đầu căng cơ từng đợt cho thấy số lượng điểm kích hoạt đau nhiều hơn và ngưỡng đau thấp hơn ở thân dây thần kinh, cử động cổ ít hơn.
  • Các yếu tố thúc đẩy: Căng thẳng hoặc áp lực tinh thần là những yếu tố thúc đẩy phổ biến nhất của nhức đầu căng cơ.
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền dường như đóng một vai trò nhỏ trong cơ chế bệnh sinh của đau đầu căng cơ từng đợt. Một số quan sát cho thấy những người thân của những người nhức đầu căng cơ mãn tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau đầu căng cơ mãn tính cao hơn nhiều so với cộng đồng.

Triệu chứng đau đầu căng cơ là gì?

Biểu hiện chính của một cơn đau đầu căng cơ là đau đầu nhẹ đến trung bình, hai bên đầu, không đau nhói, mà không có đặc điểm đau nghiêm trọng hoặc đau một bên đầu theo kiểu mạch đập.

Các mô tả của người bệnh thường gặp:

  • Thường xuyên đau đầu âm ỉ.
  • Những cơn đau kiểu bóp chặt đầu giống như đội một chiếc mũ chật xuất hiện nhiều hơn.
  • Cảm thấy đau kiểu bị ép giống như có một trọng lượng nặng đè trên đầu hoặc vai.
  • Đau cơ xung quanh đầu: Đau các cơ, cân quanh sọ và có một số điểm kích hoạt cơn đau ở những bệnh nhân mắc bệnh đau đầu căng cơ.

Cách giảm nhức đầu căng cơ tại nhà

Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý

Dù nhức đầu căng cơ cấp tính hay mạn tính thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp thư giãn tại nhà sau đây:

  • Lựa chọn nghỉ ngơi tại không gian yên tĩnh, có thể áp dụng xông tinh dầu để thư giãn.
  • Hãy chọn một nơi có luồng ánh sáng vừa phải, không mạnh để nghỉ ngơi mỗi khi cơn đau kéo đến.
  • Thả lỏng cơ thể, đặc biệt phần cổ, vai, lưng.
  • Tạm thời ngưng sử dụng laptop, tivi, điện thoại, iPad,…
  • Đắp mặt nạ có tác dụng làm ấm vùng mắt để thư giãn.
  • Thực hiện vỗ nhẹ vào vùng trán, massage 2 bên thái dương kết hợp.

Hít thở đúng cách

Hít thở sâu đúng cách sẽ giúp kích thích khả năng giải phóng endorphin trong cơ thể. Hormone này sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau đầu căng cơ, giảm bớt các phản ứng căng thẳng của cơ thể. Người bệnh có thể học cách hít thở như sau:

  • Người bệnh cần chọn một nơi có không gian thoáng đãng, yên tĩnh để chắc chắn rằng không ai có thể làm phiền trong suốt quá trình thực hiện.
  • Hãy giữ cho vùng lưng luôn thẳng hoặc tựa lưng vào tường một cách thoải mái.
  • Hít 1 hơi thật chậm bằng mũi, giữ lại trong 5 giây và từ từ thở ra qua đường miệng. Lặp lại động tác này nhiều lần, cho đến khi cơ thể đã quen với nhịp thở này.

Người bệnh cần thực hiện bài tập hít thở này trong ít nhất 10 phút để cơ thể có thể tự điều chỉnh cơn đau đầu căng cơ.

Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng xuất hiện cơn đau

Người bệnh có thể chọn chườm lạnh hoặc chườm nóng tại nhà để làm dịu những cơn nhức đầu căng cơ.

  • Chườm lạnh: Dùng khăn mềm hoặc gạc cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 30 phút. Sau đó dùng khăn hoặc gạc này để chườm lên vùng trán hoặc đỉnh đầu.
  • Chườm nóng: Làm ấm khăn hoặc gạc bằng cách nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước và tiến hành chườm lên vùng trán hoặc thái dương để giảm bớt căng thẳng.

#DSHOAITHUONG

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám