PHÁ THAI CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG? BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CÓ THỂ GẶP

PHÁ THAI CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG? BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CÓ THỂ GẶP

Phá thai là giải pháp cho những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, thai phụ mắc bệnh không thể mang thai hoặc thai bệnh lý. Thế nhưng phá thai có ảnh hưởng gì không?

Tìm hiểu về phá thai

  • Phá thai là chấm dứt một quá trình thai nghén bằng cách loại bỏ phôi thai hoặc lấy thai nhi ra khỏi tử cung người mẹ trước thời kỳ sinh nở.
  • Đây là giải pháp được chỉ định trong các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, thai phụ mắc bệnh nguy hiểm không thể mang thai hoặc thai nhi bệnh lý nặng.

1. Phá thai nội khoa

  • Hay còn gọi là phá thai bằng thuốc, tức là sử dụng thuốc để gây sảy thai giống cơ chế sảy thai tự nhiên mà không cần can thiệp thủ thuật vào buồng tử cung. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm trùng và thủng lòng tử cung.
  • Tuy nhiên, phương pháp này thường áp dụng với tuổi thai 4-7 tuần, khi phôi thai đã đi vào buồng tử cung và thai phụ không nằm trong các nhóm chống chỉ định, chẳng hạn như thiếu máu, rối loạn đông máu hoặc có dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc phá thai…
  • Ở tuổi thai lớn hơn 9-12 tuần vẫn có thể sử dụng phá thai bằng thuốc, tuy nhiên tỷ lệ thành công sẽ giảm, có thể phải kết hợp thêm thủ thuật mới đảm bảo thành công.

2. Hút thai chân không

  • Là phương pháp phá thai ngoại khoa, bác sĩ sử dụng một ống hút chuyên dụng đi qua cổ tử cung vào buồng tử cung, thông qua lực hút chân không để hút thai ra ngoài. Phương pháp này thường được chỉ định ở thai nhi 6-12 tuần, thai đã nằm trong tử cung và thai phụ không nằm trong nhóm chống chỉ định.

chia sẻ, vì đây là phương pháp phá thai có sử dụng dụng cụ đưa vào bên trong tử cung, do đó chị em chỉ nên thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng được Bộ Y tế cấp phép, tránh các biến chứng nguy hiểm như băng huyết, nhiễm trùng, thủng tử cung…

3. Nong nạo gắp thai

  • Nong nạo gắp thai là một phương pháp phá thai ngoại khoa, thường được chỉ định ở những trường hợp thai nhi đã lớn (13-18 tuần tuổi).
  • Bác sĩ sẽ chuẩn bị cổ tử cung bằng thuốc Misoprostol kết hợp nong cổ tử cung, sau đó sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để hút và gắp lấy thai ra ngoài.

Trong các phương pháp phá thai, đây là phương pháp gây nhiều đau đớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì thế, khuyến cáo chị em chỉ nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, trực tiếp bởi bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, tay nghề vững vàng để đảm bảo an toàn.

Phá thai có ảnh hưởng gì không?

  • “Nạo phá thai có ảnh hưởng gì không” là thắc mắc của nhiều chị em khi tìm hiểu về phá thai, nạo phá thai là phương pháp có can thiệp trực tiếp vào buồng tử cung, do đó tồn tại nguy cơ tổn thương cổ tử cung, thủng tử cung, tổn thương tạng trong bụng, băng huyết, nhiễm khuẩn,…
  • Một số trường hợp có thể gây dính buồng tử cung, viêm ứ dịch tai vòi, ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con trong tương lai.

Nếu phá thai quá sớm ở tuổi vị thành viên sẽ tăng nguy cơ gặp các biến chứng. “Chỉ những trường hợp bất đắc dĩ không thể giữ thai mới quyết định chấm dứt thai kỳ để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau”,

Phá thai sớm có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ cho biết, nếu thực hiện phá thai quá sớm khi thai chưa vào tử cung thì nguy cơ sót thai, sót nhau là rất lớn. Tuy nhiên, nếu thực hiện quá muộn khi thai nhi đã lớn thì nguy cơ biến chứng rất cao.

Bệnh lý khi mang thai

Biến chứng sau khi phá thai

Các biến chứng thường gặp sau khi phá thai phải kể đến:

Đối với phá thai nội khoa

  • Băng huyết.
  • Sót nhau gây rong kinh, rong huyết.
  • Nhiễm trùng gây viêm dính buồng tử cung, viêm dính vùng chậu là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn sau này.

Đối với phá thai ngoại khoa

Bác sĩ cho biết, nếu thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín và có bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi, tay nghề vững vàng sẽ hiếm khi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Thông thường, các biến chứng thường gặp khi thực hiện phá thai ở những cơ sở y tế kém chất lượng.

Các biến chứng thường gặp nhất là:

  • Sót thai hoặc sót nhau: Tùy mức độ sót thai, sót nhau mà bác sĩ có chỉ định khác nhau, có thể là theo dõi, ngậm thuốc hoặc can thiệp hút buồng tử cung.
  • Băng huyết: Nguyên nhân bởi do sót thai, sót nhau hoặc có tổn thương ở cổ tử cung, thủng tử cung. Bác sĩ sẽ có chỉ định xử trí phụ thuộc vào nguyên nhân, có thể là hút lại buồng tử cung, sử dụng thuốc co hồi tử cung, truyền máu hoặc phẫu thuật. Tình trạng băng huyết nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây choáng nặng do mất nhiều máu, nguy hiểm đe dọa tính mạng.
  • Thủng tử cung: Trong trường hợp có tổn thương ruột, mạch máu hoặc bất kỳ cơ quan nào, bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở bụng để xử lý tổn thương.
  • Dính buồng tử cung: Nếu không điều trị hiệu quả có thể gây mất kinh hoặc vô sinh hiếm muộn về sau.
  • Nhiễm trùng: Trường hợp nhiễm trùng nặng cần phải nhập viện, bởi nếu không xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng gây mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh hiếm muộn trong tương lai.
  • Biến chứng liên quan đến thuốc gây mê, gây tê: Shock do dị ứng thuốc.

Phá thai có ảnh hưởng gì đến sau này không?

Bác sĩ cho biết, các thủ thuật phá thai nếu thực hiện tại cơ sở y tế có uy tín, bác sĩ có tay nghề, thực hiện đúng quy trình, đảm bảo vô trùng thì khá an toàn, hiếm khi gặp biến chứng.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phá thai nội khoa để đưa thai nhi ra ngoài để giảm thiếu can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu tuổi thai lớn thì cần can thiệp thủ thuật, tức là sử dụng dụng cụ chuyên dụng như ống hút hoặc kẹp gắp thai để lấy thai ra ngoài.

Ngoài ra, nếu thực hiện phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người phụ nữ đặc biệt là sức khỏe sinh sản về sau.

Làm gì để ngăn ngừa biến chứng?

Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ phải quyết định bỏ thai như vỡ kế hoạch, mang thai ngoài ý muốn, thai phụ mắc bệnh nguy hiểm không thể mang thai, thai nhi có bệnh lý nặng… Để hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng khi phá thai, chị em nên lựa chọn thực hiện thủ thuật ở cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi, có hệ thống máy móc hiện đại, đặc biệt là có quy trình phá thai an toàn được Bộ Y tế cấp phép thực hiện.

Ngoài ra, cách tốt nhất là ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Nếu chưa có ý định mang thai và sinh con, chị em nên sử dụng phương pháp tránh thai để bảo vệ. Hiện nay có nhiều phương pháp tránh thai khác nhau như bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày, cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai… Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ Sản Phụ khoa để được tư vấn và hướng dẫn phương pháp ngừa thai phù hợp.

Chăm sóc sức khỏe sau khi phá thai như thế nào?

Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc sức khỏe sau phá thai mà chị em cần biết:

  • Nghỉ ngơi nhiều sau khi thực hiện thủ thuật, tránh làm việc nặng nhọc ảnh hưởng đến thời gian hồi phục.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là nhóm thực phẩm giàu chất sắt.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sau phá thai.

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám