BỆNH GOUT CẤP TÍNH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Bệnh gout cấp là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của lượng acid uric trong máu tại các khớp trong cơ thể. Bệnh được nhận biết với triệu chứng điển hình là sưng, đau tại vị trí viêm, một số trường hợp có nổi hạt tophi dưới da. Gout cấp tính là một bệnh lành tính, có thể điều trị nội khoa bằng thuốc, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Tuy nhiên bệnh cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh có thể chủ động ngăn ngừa chúng.

Bệnh gout cấp là gì?

Bệnh gout cấp là một dạng viêm khớp, đến từ việc acid uric trong máu tăng bất thường, dẫn đến dư thừa. Khi nồng độ acid uric dư thừa, bởi nhiều nguyên nhân đến từ tác động bên ngoài, chúng sẽ tích tụ tại một vị trí khớp và gây viêm sưng cấp tính hoặc mạn tính tái phát. Vị trí thường gặp ở các trường hợp bệnh gout là khớp ngón chân cái.

Triệu chứng gout cấp tính

Triệu chứng bệnh gout cấp tính điển hình là cơn đau và sưng ở vị trí khớp viêm. Những cơn đau gout cấp này thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, cường độ đau cao và khiến người bệnh tỉnh giấc. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp thêm một số triệu chứng khác đi kèm với cơn đau gout.

Những triệu chứng phổ biến của bệnh gout cấp tính gồm:

  • Cơn đau nhức. Cơn đau nhức dữ dội, có thể đau ngay cả khi chỉ chạm nhẹ
  • Cứng khớp, giảm biên độ chuyển động
  • Sưng tấy và nóng đỏ vùng quanh khớp viêm

Nguyên nhân gây cơn gút cấp

Nguyên nhân gây bệnh gout cấp đến từ sự tăng cao bất thường của nồng độ acid uric trong máu. Lượng acid uric dư thừa này sẽ tích tụ lại quanh các khớp, từ đó gây viêm khớp gout.

Acid uric được sản xuất tự nhiên bên trong cơ thể người, cùng với đó, acid uric cũng được tạo thành từ những thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ, các loại đậu,…

Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc acid uric ra khỏi máu và đào thải chúng ra khỏi cơ thể người. Khi cơ thể người chứa một lượng acid uric quá cao, dẫn đến thận không đủ công suất để lọc được hết acid uric nhanh chóng, các tinh thể còn sót lại sẽ lắng đọng vào trong các khớp xương, gây nên các cơn đau và sưng tấy đột ngột.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh gout cấp

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh gout mà bạn nên lưu ý:

  • Ăn quá nhiều, không kiểm soát các thực phẩm giàu purin
  • Người có người thân từng mắc bệnh gout
  • Sử dụng một số loại thuốc không kê toa, sai liều lượng như thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp, …
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém khoa học như sử dụng nhiều thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm có hàm lượng fructose cao, lạm dụng rượu bia
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người bị rối loạn chuyển hóa
  • Người bị bệnh thận mạn tính
  • Người bị huyết áp cao

Biến chứng có thể gặp phải

1. Bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính là một trong những biến chứng mà người bệnh gout cấp tính cần lưu ý và phòng ngừa ngay từ đầu. Vì sự hình thành bệnh gout có liên quan đến khả năng lọc của thận, việc acid uric không được lọc hết, tồn đọng bên trong cơ thể người trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người bị gout biến chứng thành sỏi thận là 20%.

Sỏi thận do muối urat gây nên có thể làm tổn thương đến thận, gây viêm nhiễm, thậm chí để lại sẹo. Từ đó, biến chứng mắc bệnh thận mạn của bệnh nhân gout cũng sẽ tăng cao.

2. Tăng huyết áp

Nồng độ acid uric có mối liên hệ với huyết áp, vì vậy khi nồng độ của acid uric tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Cụ thể, việc acid uric trong máu cao sẽ khiến áp suất và lưu lượng của máu thay đổi, từ đó gây ra huyết áp cao cho người bệnh gout cấp.

3. Tiểu đường

Tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường là một cảnh báo lớn cho những bệnh nhân bị gout cấp. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng đái tháo đường có mối liên hệ khá chặt chẽ, do vậy bệnh gout có thể làm gia tăng nguy cơ bị đái tháo đường.

Để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường, người bệnh cần điều trị gout cấp tính ngay khi phát hiện. Đồng thời, tối ưu quá trình điều trị bệnh bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các thực phẩm có nguy cơ làm lượng đường trong máu tăng cao, thường xuyên. Việc này không chỉ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ gặp biến chứng đái tháo đường mà còn phòng tránh trường hợp bệnh gout tái phát sau này.

4. Tăng lipid máu

Gout là do hàm lượng acid uric cao khiến các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp và gây ra viêm sưng gout. Sự tăng cao bất thường của acid uric có thể gây ra rối loạn lipid máu, trong đó có tăng lipid máu.

5. Bệnh tim mạch

Gout cấp tính không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh về tim mạch nhưng thống kê từ các ca bệnh cho thấy, người bị gout có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao gấp đôi so với người không bị gout.

Đặc biệt, nếu gout xảy ra ở người cao tuổi, sức đề kháng yếu hoặc người có bệnh sử tim mạch sẽ dễ gặp rủi ro tử vong do suy tim.

6. Suy gan

Suy gan có thể phát triển từ gout, tương tự như các bệnh lý về thận và tim mạch. Sự thay đổi hàm lượng acid uric trong máu sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của một số bộ phận, bao gồm gan.
Những ảnh hưởng mà gout gây ra cho những cơ quan khác đều là những tác động xấu, không nên kéo dài vì sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.

Phòng ngừa bệnh gout cấp tính

Phòng ngừa bệnh gout cấp tính cần giảm thiểu tinh thể urat trong cơ thể bằng cách duy trì nồng độ acid uric ở mức thích hợp.

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh gout. Tiếp theo là lối sống lành mạnh. Một nền sức khỏe tốt được xây dựng bởi thói quen sinh hoạt khoa học, thực phẩm ăn uống có chọn lọc là một biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát nồng độ acid uric, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat và phòng tránh gout.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không kê toa cũng cần được hạn chế hết mức có thể. Bạn cần tham vấn ý kiến dược sĩ hoặc sử dụng thuốc theo liều lượng chỉ định từ bác sĩ cho bất cứ bệnh lý nào bởi vì có một số loại thuốc làm tăng acid uric trong máu như các loại thuốc lợi tiểu.

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống việc sử dụng các thuốc hạ acid uric theo chỉ định của bác sĩ là điều quan trọng. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ vì chế độ dùng thuốc hạ acid uric là lâu dài.

Các phương pháp giúp phòng ngừa bệnh gout mà bạn có thể tham khảo là:

  • Hạn chế đồ uống có cồn hoặc rượu bia
  • Ăn có kiểm soát các loại thực phẩm giàu purin như động vật có vỏ, thịt đỏ, nội tạng động vật
  • Duy trì cân nặng ở mức độ lý tưởng
  • Hạn chế hút thuốc
  • Tập thể dục đều đặn, tăng cường vận động trong ngày
  • Uống đủ nước
  • Luôn đi khám với bác sĩ hoặc tham vấn ý kiến dược sĩ khi cần uống thuốc cho bất cứ bệnh gì

#DSHOAITHUONG

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám