Béo phì có số lượng hoặc sự phân bố mỡ trong cơ thể bất thường. So với những người có cân nặng khỏe mạnh, người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ, ít nhất 13 loại ung thư, có nguy cơ tử vong cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy béo phì độ 2 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị béo phì độ 2 là như thế nào?
Béo phì độ 2 là gì?
Béo phì độ 2 là cấp độ béo phì nặng, được xác định bằng chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 đến <40. Cách tính chỉ số khối cơ thể BMI cũng rất đơn giản.

BMI = Cân nặng/[(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao được tính bằng met và cân nặng được tính bằng kilogram.
Chỉ số BMI cao cho thấy lượng mỡ trong cơ thể cao.
Dựa vào chỉ số BMI có thể phân biệt được tình trạng cân nặng của cơ thể, bao gồm:
Chỉ số BMI | Tình trạng cân nặng |
Dưới 18,5 | Thiếu cân |
18,5 < 25 | Cân nặng khỏe mạnh |
25,0 < 30 | Thừa cân |
30 < 35 | Béo phì độ 1 |
35 < 40 | Béo phì độ 2 |
40 trở lên | Béo phì độ 3 mức độ nghiêm trọng |
Nguyên nhân gây béo phì độ 2
Có nhiều nguyên nhân gây béo phì độ 2 bao gồm:
- Di truyền: ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cách chất béo được lưu trữ.
- Tuổi tác: càng lớn tuổi khối lượng cơ bắp ít hơn, tốc độ trao đổi chất chậm hơn khiến dễ tăng cân hơn.
- Không ngủ đủ giấc dẫn đến thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể cảm thấy đói hơn, thèm ăn một số loại thực phẩm có hàm lượng calo cao.
- Căng thẳng có thể kích hoạt sản xuất hormone khiến ăn nhiều hơn, cơ thể tích trữ nhiều chất béo.
- Mang thai: trọng lượng tăng lên khi mang thai có thể khó giảm nên gây béo phì.
- Một số bệnh dẫn đến tăng cân gây béo phì như: hội chứng chuyển hóa, cao huyết áp, lượng đường trong máu cao, nồng độ Cholesterol LDL cao, nồng độ cholesterol HDL thấp, mỡ thừa quanh eo, viêm xương khớp (OA).
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) gây mất cân bằng nội tiết tố androgen.
- Hội chứng Prader-Willi (tình trạng hiếm gặp khi mới sinh gây tình trạng đói quá mức).
- Hội chứng Cushing do mức độ cortisol cao trong cơ thể.
- Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp.

Triệu chứng béo phì cấp độ 2
Các triệu chứng béo phì cấp độ 2 thường gặp ở người trưởng thành bao gồm:
- Cơ thể dư thừa chất béo, đặc biệt quanh eo.
- Hụt hơi.
- Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường.
- Ngủ ngáy.
- Khó ngủ.
- Các vấn đề về da do độ ẩm tích tụ trong các nếp gấp trên cơ thể.
- Không có khả năng thực hiện các hoạt động thể chất đơn giản.
- Mệt mỏi (từ hoạt động nhẹ đến nặng).
- Đau (thường gặp ở lưng, khớp).
- Các vấn đề tâm lý như: suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm, stress.
Chẩn đoán béo phì độ 2
Để chẩn đoán béo phì độ 2, cần dùng các biện pháp ước tính chính xác hơn về lượng mỡ, vị trí của mỡ trong cơ thể bao gồm:
- Kiểm tra độ dày nếp gấp da.
- So sánh eo với hông.
- Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual-energy X-ray absorptiometry-DEXA) đo tỉ lệ mỡ cơ thể
- Các xét nghiệm sàng lọc khác như: siêu âm, chụp CT, chụp MRI.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol, glucose.
- Xét nghiệm chức năng gan.
- Tầm soát bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm tuyến giáp.
- Xét nghiệm tim như: điện tâm đồ.
Số đo lượng mỡ quanh eo cũng là yếu tố dự báo về nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì. Do đó, cần giảm cân để có một mức cân nặng hợp lý, khỏe mạnh, tránh gặp các vấn đề về sức khỏe.
Cách điều trị béo phì cấp độ 2
Cách điều trị béo phì cấp độ 2 là có chế độ ăn giảm cân lành mạnh, tập thể dục thường xuyên như:
- Chế độ ăn uống cân bằng kiểm soát lượng calo theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Người lớn tuổi nên thực hiện hoạt động với cường độ vừa phải tối thiểu 150 phút mỗi tuần – ví dụ: 5 buổi tập thể dục, mỗi lần 30 phút. Hoạt động cường độ vừa phải là bất kỳ hoạt động nào làm tăng nhịp tim và nhịp thở của bạn, chẳng hạn như: đi bộ nhanh, đạp xe, bơi giải trí, khiêu vũ.
- Tham gia chương trình kiểm soát cân nặng tại địa phương với các cuộc họp nhóm hoặc hỗ trợ trực tuyến.
- Dùng thuốc orlistat: nếu dùng đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, thuốc này sẽ hoạt động bằng cách giảm lượng chất béo cơ thể hấp thụ trong quá trình tiêu hóa. Nếu orlistat không hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc liraglutide (hoạt động bằng cách làm cho cơ thể cảm thấy no, ít đói hơn).
- Ngoài ra, tùy tình trạng của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể cho thực hiện phẫu thuật giảm cân.

Biến chứng béo phì độ 2
Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn sức khỏe nghiêm trọng. Một số biến chứng béo phì độ 2, bao gồm:
- Tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch.
- Nồng độ cholesterol cao (chất béo lắng động tạo thành mảng tắc nghẽn động mạch) dễ dẫn đến đột quỵ, bệnh mạch vành gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, các biến chứng khác.
- Đái tháo đường tuýp 2.
- Một số loại ung thư.
- Hen suyễn, các triệu chứng và kiểm soát hen suyễn không hiệu quả.
- Bệnh thận: tổn thương thận do huyết áp cao mạn tính.
- Viêm xương khớp do căng quá mức trên khớp, xương, cơ.
- Bệnh túi mật.

- Ngưng thở khi ngủ do chất béo tích tụ ở cổ, lưỡi chặn đường thở.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), chứng ợ nóng do trọng lượng dư thừa đẩy vào van giữ các chất trong dạ dày ra khỏi thực quản.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345