Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây nên sốt xuất huyết là do virus Dengue truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các vết muỗi vằn Aedes aegypti cắn. Để người dân chủ động trong việc phòng tránh cũng như kịp thời xử lý khi bị mắc bệnh, chuyên gia của MEDLATEC sẽ tóm tắt phác đồ điều trị sốt xuất huyết qua bài viết dưới đây.
1. Đại cương và các giai đoạn tiến triển của sốt xuất huyết
Như chúng ta đã biết, virus Dengue chính là tác nhân dẫn đến bệnh sốt xuất huyết ở người và loại virus này bao gồm 4 chủng: Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Khi đã từng bị mắc 1 trong 4 chủng trên thì người bệnh vẫn có nguy cơ bị sốt xuất huyết do các chủng còn lại gây nên, lần nhiễm bệnh sau thường có triệu chứng nặng hơn so với lần trước.
Loài côn trùng đóng vai trò trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là mùa mưa vì đây là thời điểm sinh sản mạnh mẽ của muỗi. Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị sốt xuất huyết.

Muỗi chính là vật trung gian truyền virus Dengue sang cơ thể người
Một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời đó là: rối loạn đông máu, xuất huyết và thoát huyết tương, suy tạng, sốc giảm thể tích tuần hoàn,… thậm chí là tử vong.
Triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết khá đa dạng, diễn tiến nhanh từ mức độ nhẹ cho tới nặng qua 3 giai đoạn chính: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và cuối cùng là giai đoạn hồi phục. Cụ thể như sau:
Giai đoạn sốt:
Người bệnh đột ngột và liên tục bị sốt cao;
Buồn nôn, chán ăn, nhức đầu;
Đau mỏi cơ thể, nhức 2 hốc mắt;
Da xung huyết;
Chảy máu chân răng, chảy máu cam;
Tiêu chảy
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết thể não, co giật, rối loạn tri giác:
Những trường hợp bị sốt xuất huyết thể não có dấu hiệu co giật, rối loạn tri giác hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú thì có thể được chỉ định điều trị:
Cho bệnh nhân thở oxy;
Điều chỉnh rối loạn điện giải bằng nhiều phương pháp như truyền dịch hoặc uống thuốc Oresol
Đầu bệnh nhân cần được đặt cao 30 độ;
Nếu bị hạ đường huyết: Dextrose 30% (1 – 2 ml/kg), nếu là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì Dextrose 10% (2 ml/kg);
Nếu bệnh nhân co giật: tiêm mạch Diazepam: 0,2 mg/kg TMC, nếu không tiêm được thì bơm qua đường hậu môn. Sau 10 phút không thấy có hiệu quả thì lặp lại lần 2, dùng tối đa 3 liều. Trong trường hợp thuốc không có tác dụng thì bổ sung Phenobarbital 10-20 mg/kg TTM trong 15 – 30 phút;
Đặt nội khí quản thở máy;
Đặt hậu môn thuốc hạ nhiệt nếu có sốt: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần, 4 lần/ngày;
Chỉ định dùng phương pháp chống phù não nếu người bệnh có triệu chứng gia tăng áp lực hộp sọ: Natri clorua 3% liều dùng 4ml/kg/lần, và/hoặc truyền Mannitol 20% liều 0,5 g/kg/lần.
Điều kiện để bệnh nhân xuất viện:
Mạch, huyết áp trở lại bình thường;
Người bệnh tỉnh táo, hết sốt được 2 ngày;
Hồi phục số lượng tiểu cầu > 50.000/mm3;
Không bị khó thở hay suy hô hấp do tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng.
Trên đây là tóm tắt phác đồ điều trị sốt xuất huyết và mỗi người cần phải lưu ý rằng, hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa căn bệnh này, do đó chúng ta phải chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết theo quy định của Bộ Y tế.
Nếu không được kiểm soát và điều trị tốt các triệu chứng thì sốt xuất huyết rất dễ tiến triển thành thể nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ cơ thể đang có những dấu hiệu của sốt xuất huyết, bạn hãy liên hệ với bệnh viện Đa khoa bác sĩ gia đình Doctor Help theo hotline 0898 355 345 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP