Tại Việt Nam liên tiếp gặp những trường hợp ngộ độc botulinum sau khi ăn pate chay, chả lụa, cá ủ chua… Ngộ độc botulinum là ngộ độc nặng, chỉ 0,03 mcg tiêm vào tĩnh mạch cũng đủ khiến một người nặng 70kg tử vong. Vậy ngộ độc botulinum có triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào?
Vi khuẩn Botulinum là gì?
Vi khuẩn Botulinum (Clostridium Botulinum, viết tắt C.botulinum) là một loại vi khuẩn gram dương hình que, kỵ khí nên chỉ có thể phát triển trong môi trường thiếu oxy.
Năm 1895, lần đầu tiên vi khuẩn C.botulinum được công nhận và phân lập bởi Emile Van Ermengem khi phát hiện nhóm bệnh ngộ độc sau ăn giăm bông.
Vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra bào tử, chúng di chuyển được, chịu nhiệt và tồn tại khắp nơi trong môi trường: đất, bụi, bùn, phân…

Độc tố Botulinum là gì?
Độc tố Botulinum là một loại protein do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra. Đây là chất độc gây chết người mạnh nhất từng được biết đến, liều lượng gây chết người khi tiêm vào khoảng 1,2-1,3 ng/kg và 10-13 ng/kg khi hít vào. Ở điều kiện thiếu oxy, vi khuẩn C. botulinum sinh ra bào tử rồi bài tiết độc tố. Có 7 loại độc tố Botulinum chính, được ký hiệu: A, B, C, D, E ,F, G; trong đó 4 nhóm A, B, E và F (hiếm gặp) gây bệnh ở người.
Độc tố botulinum đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau củ được bảo quản trong môi trường ít axit như đậu xanh, rau, nấm và củ cải đường, thực phẩm đóng hộp, cá lên men, cá muối và hun khói, và các sản phẩm từ thịt như giăm bông và xúc xích.
Ngộ độc botulinum là gì?
Ngộ độc botulinum là một bệnh lý nặng, với các triệu chứng có thể bao gồm: sụp mí mắt và các dấu hiệu bất thường liên quan đến cơ mặt, mắt và cổ họng. Vi khuẩn tạo ra chất độc (độc tố) tấn công hệ thần kinh gây yếu và tê liệt các cơ. Nếu không được điều trị, ngộ độc botulinum dễ gây tử vong.
ác loại ngộ độc botulinum phổ biến nhất gồm:
- Ngộ độc thực phẩm: xảy ra khi người bệnh ăn thực phẩm bị nhiễm bào tử Clostridium botulinum. Khi thực phẩm lưu trữ không đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển. Khi vi khuẩn phát triển sẽ giải phóng độc tố vào thức ăn.Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi thực phẩm đóng hộp tự làm tại nhà do bảo quản, cất giữ không đúng cách hoặc các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các nguồn ngộ độc thực phẩm khác bao gồm:
- Dầu ngâm với các loại thảo mộc.
- Khoai tây nướng trong giấy bạc.
- Nước sốt phô mai đóng hộp.
- Tỏi đóng chai.
- Cà chua đóng hộp.
- Nước ép cà rốt.
- Thực phẩm được giữ ấm hoặc không được trữ trong tủ lạnh.
- Nhiễm độc vết thương: hiếm gặp, khi bào tử Clostridium botulinum xâm nhập vào vết thương hở, chúng phát triển và giải phóng chất độc vào máu. Nhiễm độc vết thương có thể gặp ở những người tiêm chích ma túy. Một vài trường hợp, độc tố phát triển sau phẫu thuật hoặc chấn thương nghiêm trọng.
- Ngộ độc do điều trị: xảy ra khi người bệnh tiêm quá liều độc tố botulinum để điều trị xóa nếp nhăn, đau nửa đầu. Việc làm đẹp – tiêm botox xóa nếp nhăn dẫn đến ngộ độc Botulinum rất hiếm. Và tốt nhất, chị em chỉ nên tiêm botox khi có chỉ định của các các bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ, tại các bệnh viện/cơ sở có uy tín được cấp phép.

Triệu chứng ngộ độc botulinum
Các triệu chứng ngộ độc botulinum ở trẻ sơ sinh có thể từ nhẹ đến nặng, gồm:
- Sụp mí mắt (ptosis).
- Chảy nước dãi.
- Tiếng khóc yếu ớt.
- Ăn chậm hoặc ăn kém.
- Giảm phản xạ.
- Táo bón.
- Khó thở.
Các triệu chứng ngộ độc botulinum ở trẻ lớn hơn và người lớn thường liên quan đến các cơ trên mặt, mắt và cổ họng. Nếu không điều trị, triệu chứng sẽ lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Các dấu hiệu xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi ăn phải bào tử ngộ độc. Các triệu chứng gồm:
- Sụp mí mắt (ptosis).
- Nhìn đôi hoặc mờ.
- Khô miệng (xerostomia) .
- Nói lắp.
- Khó nuốt.
- Khó thở.
- Yếu hoặc tê liệt cánh tay hoặc chân.
- Buồn nôn và nôn .
Cách phòng ngừa ngộ độc botulinum:
Đối với ngộ độc thực phẩm:
- Làm lạnh thực phẩm trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Làm lạnh đúng cách sẽ ngăn vi khuẩn tạo ra bào tử.
- Nấu chín kỹ thức ăn.
- Tránh các hộp đựng thức ăn có dấu hiệu hư hoặc phồng lên. Đây có thể là dấu hiệu do vi khuẩn tạo ra.
- Tiệt trùng thực phẩm đóng hộp tại nhà trong nồi áp suất ở 250 độ F (121 độ C) trong 30 phút.
- Vứt bỏ thực phẩm bảo quản có mùi hôi.
- Đối với ngộ độc ở trẻ sơ sinh:
- Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong.
- Cho con bú để làm chậm sự phát bệnh nếu tình trạng ngộ độc botulinum phát triển.
Đối với nhiễm độc vết thương:
- Đừng lạm dụng thuốc tiêm.
- Tìm đến bác sĩ để điều trị vết thương khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng như đỏ, đau, sưng và mưng mủ.
- Làm sạch vết thương bị dơ bởi bụi bẩn và đất.
- Đối với ngộ độc do điều trị: chỉ tiêm botox bởi bác sĩ được cấp phép.

—-
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn