TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1 CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? CÁCH QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Việt Nam có khoảng 5 triệu người bệnh tiểu đường, trong đó tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5% – 10%. Đáng nói, 95% trường hợp tiểu đường tuýp 1 do cơ chế tự miễn, 5% không rõ nguyên nhân. Vậy tiểu đường tuýp 1 có chữa được không? Cách quản lý điều trị hiệu quả như thế nào?

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn mạn tính, ngăn chặn tuyến tụy sản xuất insulin. Hormone insulin có vai trò quan trọng giúp điều chỉnh lượng glucose trong máu. Insulin thường hoạt động theo các bước như:

  • Cơ thể phân hủy thức ăn thành glucose.
  • Glucose đi vào máu, cơ thể báo hiệu cho tuyến tụy giải phóng insulin.
  • Insulin giúp glucose trong máu đi vào các tế bào cơ, mỡ, gan để chuyển hóa thành năng lượng hoặc dự trữ để dùng sau này.
  • Nếu glucose trong máu giảm, cơ thể sẽ báo hiệu tuyến tụy ngừng sản xuất insulin.
  • Nếu không có đủ insulin, quá nhiều đường tích tụ trong máu sẽ gây tăng đường huyết, trong khi tế bào cơ thể không thể sử dụng năng lượng. Do đó, người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần sử dụng insulin  để cơ thể hoạt động bình thường.

Tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?

Dù bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu tái khám đều đặn, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kiểm soát được đường huyết,… thì người bệnh có cuộc sống như người bình thường.

Nếu người bệnh bi quan không điều trị tới nơi tới chốn hoặc tin vào những bài thuốc truyền miệng, bỏ cơ hội điều trị y khoa chính thống thì nồng độ glucose trong máu cao sẽ gây ra nhiều hậu quả. Do đó, người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, tiêm insulin hàng ngày để kiểm soát bệnh. 

Cách quản lý quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả

Một số cách quản lý quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả bao gồm:

1. Sử dụng insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ

Hiện có nhiều loại insulin khác nhau, phần lớn đều tiêm thông qua kim, bút hoặc máy bơm. Tùy tình trạng và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn, hướng dẫn chi tiết cách tiêm insulin, liều dùng phù hợp.

Một số loại insulin bắt đầu hoạt động nhanh chóng, hết tác dụng sau vài giờ. Các loại insulin chính bao gồm:

  • Insulin tác dụng nhanh: có tác dụng nhanh trong vòng 5 – 20 phút, tiếp tục có tác dụng trong 3 – 5 giờ, có hiệu quả nhất khoảng 1 hoặc 2 giờ sau tiêm. Các loại insulin tác dụng nhanh bao gồm insulin glulisine. Insulin dạng hít cũng có tác dụng nhanh nên dùng trước bữa ăn.
  • Insulin thông thường (tác dụng ngắn) như: Novolin R, Humulin R bắt đầu hoạt động khoảng 30 – 45 phút sau tiêm, hiệu quả cao nhất khoảng 2 – 4 giờ sau tiêm, hết hiệu lực sau khoảng 5 – 8 giờ.
  • Insulin tác dụng trung gian: bắt đầu có tác dụng sau khoảng 2 giờ, hiệu quả nhất trong khoảng từ 4 – 12 giờ sau khi tiêm, hết hiệu lực trong 14 – 24 giờ. Các loại bao gồm insulin isophane (NPH) .
  • Insulin kéo dài (bao gồm insulin glargine): khoảng một giờ sau tiêm đến được máu và bắt đầu hoạt động, hiệu lực cao nhất trong khoảng từ 3 – 14 giờ sau tiêm, kéo dài đến một ngày.
  • Insulin tác dụng cực lâu (bao gồm insulin degludec): tiếp cận dòng máu trong khoảng 6 giờ, có cùng mức độ hiệu quả trong vài giờ, kéo dài đến 2 ngày.

2. Cấy ghép thiết bị tế bào gốc cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Việc tiêm insulin hàng ngày sẽ được thay thế bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc với cách hoạt động bao gồm: dùng thiết bị PPEC – Direct chứa tế bào được xây dựng từ tế bào gốc. Các tế bào này được thiết kế để phát triển thành các tế bào tụy chuyên biệt. Nó được cấy dưới da của người bệnh và giải phóng insulin bất cứ khi nào cơ thể cần. Đây là một liệu pháp giải phóng bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 khỏi sự lệ thuộc vào tiêm insulin.

3. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp lượng đường huyết ổn định

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp lượng đường huyết ổn định bằng cách bổ sung nhiều trái cây, rau, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ, ít chất béo, calo. Người bệnh nên hạn chế dùng chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế, đồ ngọt.

4. Kiểm tra lượng đường trong máu theo định kỳ

Tùy thuộc vào loại liệu pháp insulin đang sử dụng, người bệnh cần kiểm tra, ghi lại lượng đường trong máu ít nhất 2 lần/ngày.

Nên kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, trước khi đi ngủ, trước khi tập thể dục hoặc lái xe hay khi lượng đường trong máu thấp. Theo dõi đường huyết thường xuyên hơn để giảm mức HbA1c, giúp ổn định đường huyết.

Ngay cả khi dùng insulin, ăn uống theo chế độ ăn cụ thể nhưng lượng đường trong máu vẫn có thể thay đổi. Chế độ ăn, hoạt động, dùng thuốc, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, rượu ảnh hưởng đến mức đường huyết nên cần theo dõi đường huyết thường xuyên để tìm cách điều chỉnh phù hợp.

5. Tập thể dục thể thao thường xuyên

Người bệnh tiểu đường có thể tập thể dục, thể thao thường xuyên, hoạt động thể chất làm giảm lượng đường trong máu bằng cách di chuyển đường vào các tế bào để tạo năng lượng. Hoạt động thể chất cũng làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Các bài tập có thể chọn như: erobic, đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp,… Người bệnh nên duy trì tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cũng tránh ngồi quá lâu nên đứng dậy, di chuyển nếu đã ngồi hơn 30 phút.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám