TIM ĐẬP NHANH KHI NGỦ (TRƯA, ĐÊM): NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA

Tim đập nhanh khi ngủ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả vào ban đêm hoặc khi đang nghỉ ngơi vào ban ngày. Hiện tượng này thường không nguy hiểm nhưng đưa đến nhiều lo lắng cho người bệnh.

Tim đập nhanh là tình trạng tim đập thình thịch hoặc nhịp tim tăng nhanh. Người bệnh cảm thấy tim như đang đập lệch nhịp hoặc có thêm nhịp tim; người bệnh thường thấy hồi hộp đánh trống ngực. Ở một số bệnh nhân có thể biểu hiện bằng cảm giác nghẹn ở cổ họng, buồn nôn, nôn khan.

Tình trạng tim đập nhanh vào ban ngày khá phổ biến, thường liên quan đến tính chất căng thẳng trong công việc, sử dụng các chất kích thích vào ban ngày. Vậy còn tình trạng tim đập nhanh vào ban đêm và khi ngủ là gì?

Tim đập nhanh khi ngủ là gì?

Tim đập nhanh khi ngủ là tình trạng ít gặp hơn nhưng lại có thể là dấu hiệu của một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu tim thường đập nhanh khi ngủ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Tình trạng này có phổ biến không?

Tim đập nhanh khi ngủ ít khi xảy ra ở người khỏe mạnh trưởng thành. Tuy nhiên, tình trạng này hay gặp ở các bệnh nhân thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức, hoặc có sử dụng chất kích thích trước khi ngủ. Ngoài ra, nhịp tim nhanh khi ngủ cũng có thể là biểu hiện của một số rối loạn nhịp nghiêm trọng.

Chính vì vậy, nếu thường xuyên gặp tình trạng tim đập nhanh khi ngủ, hoặc thấy nhịp tim nhanh kèm các triệu chứng khác như đau ngực, hụt hơi, khó thở…, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim để được thăm khám và tư vấn đầy đủ.

Nguyên nhân tim đập nhanh khi nằm ngủ

Tim đập nhanh khi ngủ có thể gặp ở những người có thói quen nằm nghiêng một bên. Lúc này áp lực trong lồng ngực thay đổi có thể kích thích tim khiến tim đập bất thường.

Mặt khác, tim đập nhanh vào buổi tối cũng có thể gặp ở một số trường hợp sau:

  • Người dùng caffeine, chất kích thích;
  • Người trong tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức hoặc mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu;
  • Người có các bệnh lý về nội tiết như rối loạn chức năng tuyến giáp, phụ nữ tiền mãn kinh…
  • Người thừa cân béo phì;
  • Người có bệnh lý tim mạch nền dễ mắc loạn nhịp tim, lúc này nhịp tim nhanh khi ngủ có thể là biểu hiện của một số loạn nhịp tim nghiêm trọng như rung nhĩ.
  • Người bệnh cấp tính như nhiễm trùng, mất nước…

Làm thế nào kiểm soát nhịp tim khi ngủ trưa hay ban đêm?

Hầu như tim đập nhanh vào ban đêm không cần điều trị, đặc biệt nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Người bệnh có thể tự kiểm soát triệu chứng tim đập nhanh bằng cách:

  • Hít thở sâu: Thử kỹ thuật thở mím môi, gồm hơi thở dài và sâu. Người bệnh cũng có thể thiền và thử các kỹ thuật thư giãn khác để giảm căng thẳng.
  • Uống đủ nước: Nếu bị mất nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu.
  • Đứng dậy và đi lại: Thay đổi tư thế giúp giảm nhịp tim. Thử lăn qua lăn lại trên giường, ngồi dậy hoặc đi dạo quanh phòng và hít thở sâu.

Nếu tình trạng tim đập nhanh làm bạn khó chịu, bác sĩ có thể sẽ hỗ trợ bạn bằng cách kê đơn một số loại thuốc giúp làm chậm nhịp tim, giảm tình trạng đánh trống ngực.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Tim đập nhanh khi ngủ không phải lúc nào cũng báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng và thường là kết quả của những thay đổi về vị trí hoặc tác động của các chất kích thích bên ngoài. Vậy khi nào nên lo lắng và đi đến bệnh viện? Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này thường xuyên xuất hiện cùng với nhịp tim nhanh, hãy thăm khám bác sĩ ngay:

  • Hụt hơi;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn;
  • Đau ngực;
  • Ngất xỉu;
  • Mệt mỏi kéo dài;
  • Bàn chân sưng lên.

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám