TOP 6 THUỐC TRỊ TIỂU ĐÊM HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN NHẤT HIỆN NAY

TOP 6 THUỐC TRỊ TIỂU ĐÊM HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN NHẤT HIỆN NAY

Một số loại thuốc trị tiểu đêm thường được chỉ định sử dụng bởi đem lại hiệu quả cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết đều vẫn sẽ tồn tại tác dụng phụ đi kèm. Do đó, trước khi dùng người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ để hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn.

Tổng quan về chứng tiểu đêm

Tiểu đêm là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Cụ thể, trong thời gian ngủ, nước tiểu sẽ sản xuất ít hơn và thường ở dạng cô đặc hơn bình thường. Do đó cơ thể không cần thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh, thay vào đó có thể ngủ không bị gián đoạn trong vòng 6 – 8 giờ.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu tần suất thức dậy giữa đêm để đi tiểu nhiều hơn 2 lần thì cho thấy người bệnh đang mắc chứng tiểu đêm. Bên cạnh việc làm gián đoạn giấc ngủ, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác.

1. Nguyên nhân

  • Vấn đề bệnh lý: nhiễm trùng hoặc phì đại tuyến tiền liệt, sa bàng quang, bàng quang tăng hoạt, khối u bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc vùng chậu, tiểu đường, nhiễm trùng thận, rồi loạn thần kinh (bệnh đa xơ cứng, Parkinson…)…
  • Thai kỳ: Tiểu đêm có thể là một triệu chứng sớm của thai kỳ khi tử cung phát triển và chèn lên bàng quang.
  • Thuốc: Tiểu đêm có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kê đơn điều trị huyết áp cao…
  • Thói quen sinh hoạt: Việc tiêu thụ quá nhiều chất lỏng, đồ uống có cồn, caffeine… sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường. Ngoài ra, những người mắc chứng tiểu đêm cũng có thể xuất phát từ thói quen thường xuyên thức dậy trong đêm để đi tiểu.

Tiểu đêm nhiều lần có hại không?

Tiểu đêm nhiều lần gây ra nhiều tác hại như sau:

  • Giảm chất lượng giấc ngủ: Sự thức giấc lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm do đi tiểu có thể làm giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần.
  • Dẫn đến nhiều rối loạn bên trong cơ thể: Khả năng kiểm soát tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường loại 2 bị giảm, rối loạn nhịp thở khi ngủ, tăng nguy cơ mắc tim mạch, rối loạn cân bằng nội môi glucose…
  • Tăng nguy cơ té ngã, gảy xương và tử vong ở người cao tuổi

Top 6 thuốc trị tiểu đêm hiệu quả nhất hiện nay 

Dưới đây là một số loại thuốc trị tiểu đêm đem lại hiệu quả cao được chỉ định sử dụng phổ biến hiện nay:

1. Nhóm thuốc Desmopressin

Cơ chế tác động

Thuốc hoạt động bằng cách hạn chế lượng nước tiểu đào thải ra ngoài. Cụ thể, Desmopressin gắn vào thụ thể V2 ở màng đáy bên của tế bào ống lượn xa và ống góp của nephron, từ đó gây kích thích enzym adenylyl cyclase. Kết quả là các tầng nội bào trong ống góp làm tăng tốc độ đưa các kênh dẫn nước (aquaporin) vào trong màng tế bào và tăng cường tính thấm của màng đối với nước.

Các loại/dạng thuốc thuộc nhóm

  • Minirin
  • Nocdurna
  • Zydesmo Nasal Spray
  • Glubet
  • Des-press

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Giảm natri trong máu gây co giật

2. Nhóm thuốc kháng Cholinergic

Cơ chế tác động

Thuốc kháng Cholinergic ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Cụ thể, chất này thực hiện chức năng gửi tín hiệu đến não để kích hoạt các cơn co thắt bàng quang liên quan đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt. Từ đó, thuống kháng Cholinergic có khả năng ức chế nhu cầu đi tiểu, kể cả chứng tiểu đêm.

Các loại/dạng thuốc thuộc nhóm

  • Oxybutynin
  • Tolterodine
  • Darifenacin
  • Solifenacin
  • Trospium
  • Fesoterodine

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Ợ nóng
  • Mờ mắt
  • Nhịp tim nhanh
  • Khó tiểu

3. Thuốc lợi tiểu Furosemid

Cơ chế tác động

Thuốc lợi tiểu Furosemid hoạt động bằng cách tăng cường lượng nước tiểu vào ban ngày và hạn chế sản xuất vào ban đêm. Thực tế, đây là loại thuốc trị tiểu đêm không được cấp phép nhưng bác sĩ có thể kê đơn trong một số thử nghiệm lâm sàng nếu xác định hiệu quả mang lại nhiều hơn tác dụng phụ.

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Giảm thể tích máu nếu dùng liều cao
  • Mất cân bằng nước và điện giải
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Dị cảm, nổi ban
  • Tăng glucose máu, glucose niệu
  • Viêm tụy và vàng da ứ mật

4. Thuốc chẹn Alpha 1

Cơ chế tác động

Thuốc chẹn Alpha 1 có tác dụng cản trở sự tăng trương lực cơ trơn của bàng quang, làm giảm hoạt động co cơ trơn để ức chế cảm giác muốn đi tiểu. Ngoài ra, thuốc cũng thúc đẩy quá trình giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết, điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa hiện tượng phì đại tuyến tiền liệt.

Các loại/dạng thuốc thuộc nhóm

  • Alfuzosin
  • Tamsasmin
  • Terazosin
  • Prazosin

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Suy nhược
  • Hạ đường huyết
  • Viêm mũi
  • Rối loạn chức năng tình dục

5. Nhóm thuốc kháng Androgen

Cơ chế tác động

Nhóm thuốc kháng Androgen hoạt động theo cơ chế ức chế sự phát triển của tế bào tiền liệt tuyến, ngăn chặn hiện tượng phì đại để tránh chèn ép bàng quang và tắc nghẽn niệu đạo. Từ đó, thói quen đi tiểu được điều tiết một cách thuận lợi, giảm thiểu đáng kể tần suất tiểu tiện cả ngày lẫn đêm.

Các loại/dạng thuốc thuộc nhóm

  • Finasterid
  • Dutasteride

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Giảm ham muốn tình dục
  • Giảm khả năng cương cứng của dương vật
  • Rối loạn xuất tinh, xuất tinh ngược
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu

6. Nhóm thuốc Antimuscarinic

Cơ chế tác động

Nhóm thuốc Antimuscarinic ngăn chặn quá trình truyền phát tín hiệu từ thụ thể acetylcholine tới bàng quang. Từ đó, tần suất đi tiểu cả ngày và đêm được điều tiết về mức hợp lý.

Tác dụng phụ

  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Mờ mắt
  • Giảm trí nhớ

Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần

Các loại thuốc trị tiểu đêm được sử dụng phổ biến bởi đem lại hiệu quả cao, làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để hạn chế các rủi ro không mong muốn:

  • Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa, dùng thuốc theo đơn, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng giờ, không ngưng thuốc giữa chừng hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Trước khi mua thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý trước đó, thành phần gây dị ứng để được kê đơn phù hợp.
  • Người mắc các bệnh về gan, thận, huyết áp cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc.
  • Khi có dấu hiệu mẫn cảm với thuốc, gặp biểu hiện bất thường, người bệnh nên ngưng dùng thuốc và thông báo ngay với bá sĩ.
  • Bên cạnh dùng thuốc trị tiểu đêm, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ trong khẩu phẩu ăn hàng ngày, vận động khoa học để góp phần đẩy nhanh thời gian cải thiện triệu chứng.

Các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu chứng tiểu đêm 

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng tiểu đêm nhiều lần bao gồm:

  • Giảm lượng nước uống trong khoảng thời gian từ 2 – 4 giờ trước khi đi ngủ vào ban đêm
  • Tránh uống đồ uống có cồn, caffeine
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay, nhiều axit, socola, chất tạo ngọt nhân tạo… để tránh kích thích bàng quang
  • Ghi lại nhật ký sử dụng các loại đồ uống, thời điểm uống để kiểm soát thói quen hàng ngày
  • Tập các bài tập Kegel và vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ vùng chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích về thuốc trị tiểu đêm. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều lựa chọn để điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm.

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám