BÀN CHÂN LÕM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA

BÀN CHÂN LÕM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA

Tình trạng bàn chân lõm có thể gây tổn thương hệ cơ xương khớp của bàn chân. Bệnh lý này làm biến dạng cấu trúc chân. Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đứng và đi lại.

Bàn chân lõm là gì?

  • Bàn chân lõm là tình trạng bàn chân có vòm rất cao.
  • Bệnh lý này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bàn chân.
  • Tình trạng bàn chân lõm của mỗi người thường khác nhau tùy thuộc vào độ cao của vòm, nguyên nhân và có gây đau hay không.
  • Ở trẻ em, vòm bàn chân cao sẽ gây thêm áp lực lên ụ ngón chân (ball of the foot) và gót chân khi đứng hoặc đi.
  • Tình trạng này khiến người bệnh đau nhức, khó mang giày và mất vững bàn chân (dễ bị bong gân).
  • Trong một số trường hợp khác, bàn chân lõm có thể dẫn đến biến dạng nghiêm trọng khiến trẻ đi bằng mặt ngoài của bàn chân.

Nguyên nhân gây bệnh bàn chân lõm rất đa dạng, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe hoặc chấn thương. Đối với một số trường hợp, nguyên nhân gây bàn chân lõm không rõ hoặc không xác định được.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng phổ biến nhất của bàn chân lõm là vòm cao, ngay cả khi người bệnh đứng yên. Ngoài ra, một số người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: (2)

  • Đau khi đi hoặc đứng.
  • Bàn chân mất vững do đi bằng mặt ngoài của bàn chân hoặc gót chân nghiêng vào trong.
  • Bong gân mắt cá chân tái phát.
  • Xuất hiện vết chai ở ụ ngón chân, gót chân hoặc mặt bên của bàn chân.
  • Ngón chân cong (ngón chân hình búa) hoặc ngón chân kẹp lại (ngón chân vuốt).
  • Hội chứng thả bàn chân (foot drop): Đây là tình trạng người bệnh không thể nâng phần trước của bàn chân, khiến những ngón chân phải kéo lê trên mặt đất trong khi đi lại.

Nguyên nhân bàn chân bị lõm sâu

Bàn chân lõm thường do rối loạn thần kinh hoặc một số bệnh lý khác như:

  • Bại não.
  • Bệnh Charcot-Marie-Tooth.
  • Tật nứt đốt sống.
  • U cột sống.
  • Bại liệt.
  • Loạn dưỡng cơ.
  • Đột quỵ.

Trong một số trường hợp, bàn chân lõm có thể biểu hiện sự bất thường về cấu trúc di truyền. Chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Vì nguyên nhân gây bàn chân lõm quyết định rất lớn tới tiến triển bệnh trong tương lai. Nếu là do rối loạn thần kinh hoặc do mắc bệnh lý khác, tình trạng bàn chân lõm có khả năng ngày càng xấu đi. Mặt khác, các trường hợp bàn chân lõm không phải do rối loạn thần kinh thường không có thay đổi gì về bề ngoài.

Di chứng bàn chân lõm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Lòng bàn chân lõm quá mức có thể làm tăng áp lực lên ụ ngón chân, gót chân và gan bàn chân khi đi đứng, đi lại; làm mất thăng bằng sức cơ, suy yếu cơ cẳng chân trước; qua đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như:

  • Đau ụ ngón chân (metatarsalgia) khi đi, đứng nhiều: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm ụ ngón chân (inflammation in the ball of the foot). Người bệnh thường bị đau ụ ngón chân khi phải đứng hoặc đi lại trong thời gian dài. (Nguồn)
  • Viêm cân gan chân: Đây là tình trạng dây chằng nối các ngón chân với gót chân bị viêm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là những cơn đau buốt gót chân, đặc biệt là khi vừa thức dậy. Cơn đau giảm dần khi người bệnh đi bộ nhiều hơn, nhưng cũng có thể kéo dài suốt ngày.
  • Biến dạng ngón chân hình búa: Biến dạng thường xuất hiện ở một trong ba ngón giữa. Khớp giữa của ngón chân cong, nhô lên bất thường. Tình trạng này gây đau và khó khăn khi người bệnh mang giày dép hoặc khi đi lại. Một số trường hợp có thể cần phẫu thuật.
  • Biến dạng ngón chân vuốt: Đối với ngón chân hình búa, những ngón chân nhô lên thì. Ở biến dạng ngón chân vuốt, ngón chân lại bị quặp xuống. Tình trạng này ảnh hưởng xấu tới cách đi đứng và tư thế của người bệnh khi di chuyển.
  • Bong gân mắt cá chân: Khi lòng bàn chân lõm quá mức có thể khiến mắt cá chân mất ổn định, qua đó làm tăng nguy cơ bong gân tại vị trí này.

Phương pháp điều trị chứng bàn chân lõm sâu

Điều trị không phẫu thuật

Các trường hợp bàn chân lõm ở mức độ nhẹ tới trung bình thường được yêu cầu điều trị không phẫu thuật, cụ thể:

  • Dụng cụ chỉnh hình (orthotics): Người bệnh có thể được yêu cầu đặt miếng đệm vào giày, giúp chân được đặt ở vị trí thuận lợi hơn. Phụ kiện này thường có sẵn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, mỗi người bệnh có thể đặt làm riêng một cặp tùy chỉnh phù hợp với bản thân.
  • Nẹp (bracing): Một số trường hợp có thể được khuyên nẹp bàn chân và mắt cá chân để giảm bớt các triệu chứng do tình trạng bàn chân lõm gây ra.
  • Nẹp ban đêm (night splints): Phương pháp này giúp kéo giãn vòm và cơ bắp chân khi ngủ. Điều này đặc biệt hữu ích nếu vòm cao dẫn đến viêm cân gan chân.
  • Chườm đá: Nếu vòm chân cao thỉnh thoảng gây đau, chườm đá ở bàn chân có thể giúp giảm bớt khó chịu và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Chườm đá vào lòng bàn chân khoảng 20 phút, lặp lại sau 2 – 3 giờ.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau và sưng tấy.

Phẫu thuật

Đối với các biến dạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để chỉnh hình các biến dạng, giảm đau, tăng tính ổn định, giải quyết tình trạng yếu chân và hồi phục hình dáng bàn chân. Tùy thuộc mỗi kiểu biến dạng, các thủ thuật sẽ tác động tới:

  • Xương gót chân: Gót chân của người bệnh có xu hướng vẹo vào trong. Vì thế, phẫu thuật ở vị trí này được thực hiện nhằm đưa xương gót chân trở lại vị trí bình thường.
  • Ngón chân vuốt: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để nối gân, hợp nhất hay cắt bỏ một phần xương ngón chân, giúp ngón chân trở lại hình dáng bình thường. Sau phẫu thuật, những ngón chân sẽ được giữ cố định tạm thời bằng ghim.
  • Phần mềm: Nếu nguyên nhân gây bệnh là do các cơ mắt cá chân bên kéo căng quá mức, bác sĩ có thể cần kéo dài một phần cơ bắp chân hay gân Achilles.

Cắt bao khớp tại khớp giữa cổ chân, khớp cổ chân và đốt bàn.

  • Chuyển gân: Đối với thủ thuật này, gân tại mặt sau của mắt cá chân sẽ được chuyển lên đầu bàn chân nhằm cải thiện sức mạnh, hỗ trợ bàn chân hoạt động tốt hơn. Sau chuyển gân, người bệnh thường được bó bột khoảng 6 tuần và mang dụng cụ hỗ trợ khoảng 3 – 6 tháng tiếp theo.
  • Phẫu thuật kết hợp xương: Phương pháp này được chỉ định kết hợp các thủ thuật tác động lên mô mềm. Bác sĩ sẽ kết hợp một hay nhiều xương để tạo thành khớp mới cho người bệnh.

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám