ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT CÓ NÊN DÙNG KHÁNG SINH?

m khuẩn đường ruột (tiêu chảy nhiễm trùng, viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm trùng) là tình trạng bệnh lý thường gặp. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường ruột bằng kháng sinh hoặc không kháng sinh, bù nước điện giải, điều trị các triệu chứng để đảm bảo kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng đường tiêu hóa bị viêm do sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Nguyên nhân có thể do ăn/uống nước, thực phẩm bị ô nhiễm, tiếp xúc với vi khuẩn từ người nhiễm bệnh, đồ vật nhiễm bệnh như dao, kéo, đồ chơi, tã lót… Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là người đi du lịch nước ngoài. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường ruột

Các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột có thể xuất hiện ngay sau khi sử dụng thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc trong vòng 1 đến 3 ngày sau tiếp xúc. Triệu chứng biểu hiện phụ thuộc vào loại vi khuẩn, tuổi tác, bệnh lí mạn tính của người bệnh và các can thiệp điều trị. Một số triệu chứng điển hình có thể nhận thấy bao gồm:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Tiêu phân có lẫn máu
  • Tiêu phân nhầy, đàm nhớt
  • Tiêu phân nhiều lần, nước đục như nước vo gạo
  • Nôn ói
  • Đau đầu
  • Đầy hơi
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn
  • Sốt

Những triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi bởi hệ miễn dịch suy yếu, làm tăng khả năng lây lan vi khuẩn. Hai nhóm người này cũng đối mặt với nguy cơ cao bị mất nước và nhiễm trùng diễn tiến nặng, dẫn đến nhiều biến chứng của bệnh lí tiêu chảy nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đường ruột

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị nhiễm khuẩn đường ruột phù hợp để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, bao gồm:

1. Dùng thuốc điều trị

Trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc khác sinh. Trong đó, fluoroquinolones, metronidazole, azithromycin, cephalosporin thế hệ thứ 2,3… được sử dụng phổ biến nhất.

2. Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà để đảm bảo đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bao gồm:

  • Bù nước cho cơ thể: Đây là biện pháp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường ruột quan trọng hàng đầu. Người bệnh cần uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại hơn, đặc biệt khi nôn mửa, tiêu chảy liên tục. Cụ thể, người bệnh nên tăng cường bổ sung các dung dịch điện giải như oresol để đảm bảo vừa bù đủ nước và điện giải. Người lớn khỏe mạnh cũng có thể thay oresol bằng súp mặn, nước trái cây và nước đường.
  • Nghỉ ngơi: Cơ thể trong giai đoạn bị nhiễm khuẩn đường ruột dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Người bệnh cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Người bị nhiễm khuẩn đường ruột nên chọn lựa các bữa ăn nhẹ với những thực phẩm dễ tiêu hóa, chế độ ăn riêng biệt thường không áp dụng. Người bệnh đảm bảo ăn đủ thành phần các chất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp nâng cao tổng trạng.

3. Uống các loại trà có lợi cho tiêu hóa

  • Trà gừng: Gừng có khả năng ức chế sự tiến triển của bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm cả nhiễm khuẩn đường ruột. Trà gừng giúp cải thiện đáng kể triệu chứng sưng, đau ở người bệnh.
  • Cách thực hiện: Gọt vỏ miếng gừng (khoảng 2cm), cho vào máy xay cùng vài giọt mật ong và nước lọc, lọc qua rây, lấy phần nước.
  • Trà bạc hà: Trà bạc hà có tác dụng giảm viêm, làm dịu kích ứng ở thành ruột; hấp thụ lượng khí dư thừa trong ruột, chống co thắt và làm giảm triệu chứng khó chịu ở bụng. Người bệnh uống trà bạc hà cũng nhận thấy dạ dày được làm dịu hiệu quả, cải thiện rõ rệt tình trạng nôn, buồn nôn.
  • Cách thực hiện: Cho 6 lá bạc hà tươi vào cốc nước sôi, đậy nắp, chờ khoảng 5 – 10 phút, lọc qua rây, thu lấy nước cốt. Uống nhiều lần trong ngày.
  • Nước chanh: Nước chanh có tác dụng giải độc, loại bỏ mọi tạp chất ra khỏi ruột, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Loại thức uống này cũng hỗ trợ ổ định nhu động ruột, cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau bụng, chán ăn và tiêu chảy.
  • Cách thực hiện: Vắt nửa quả chanh vào cốc nước ấm, bổ sung đường và thêm chút muối uống mỗi ngày một lần vào trước bữa sáng. Nếu mắc bệnh trào ngược dạ dày cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc rất giàu hợp chất phenolic như apigenin, quercetin, patuletin, có đặc tính chống viêm và làm dịu cơn đau bụng do nhiễm trùng đường ruột.
  • Cách thực hiện: Cho 2 muỗng cà phê hoa cúc khô vào 250ml nước sôi, hãm khoảng 5 – 10 phút, sau đó lọc lấy nước uống. Nên uống 3 lần/ ngày, có thể thêm mật ong để tăng hương vị.

Có nên dùng kháng sinh để trị nhiễm khuẩn đường ruột?

Bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường ruột trong trường hợp được chỉ định. Nếu dùng sai cách, sai đối tượng có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Trường hợp được chỉ định dùng thuốc kháng sinh:

  • Bệnh tiêu chảy nặng nặng đi tiêu trên 5 lần/ngày
  • Sốt trên 38,5 độ
  • Bệnh nhân tiêu chảy nhiều có dấu hiệu mất nước, hạ huyết áp
  • Tiêu chảy có lẫn máu trong phân
  • Tiêu chảy phân nhầy, đàm nhớt
  • Bệnh nhân có yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng, bao gồm bệnh cao tuổi lớn 70 và các bệnh kèm theo như bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, đái tháo đường, bệnh van tim và tình trạng suy giảm miễn dịch.

Trường hợp chống chỉ định hoặc nên cân nhắc khi dùng thuốc kháng sinh:

  • Tiêu chảy do virus
  • Tiêu chảy do độc tố
  • Tiêu chảy do thuốc như thuốc xổ, chế phẩm từ sữa
  • Tiêu chảy trong bệnh cảnh bệnh lí cường giáp, viêm tụy mạn, hội chứng ruột kích thích
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim…

Những lưu ý khi điều trị nhiễm trùng đường ruột

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng người bệnh nên cân nhắc trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn đường ruột:

  • Trẻ đang bú cần được bú sữa mẹ thường xuyên hơn để duy trì lượng nước trong cơ thể.
  • Trẻ bú sữa công thức nên được uống dung dịch bù nước hoặc nước trong vòng 12 giờ đầu, sau đó tiếp tục uống sữa bình thường nhưng với số lượng ít hơn, tần suất dày hơn.
  • Nên đảm bảo ăn chín, uống nước đun sôi để nguội
  • Tránh ăn uống các thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, không rõ chế biến
  • Ăn thực phẩm nấu chín kỹ, chế biến trong ngày
  • Đảm bảo ăn đủ các bữa ăn, tránh chỉ ăn cháo trắng hoặc cơm trắng không đủ các chất dinh dưỡng.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm sống, chưa được nấu chín hoặc khó tiêu hóa
  • Tránh ăn rau sống, đồ tái, sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Đảm bảo uống đủ nước từ 2-3 lít nước/ngày, trừ các cơ địa đặc biệt cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ như suy tim, bệnh lí thận mạn

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám