GIẢI MÃ CÔNG DỤNG CỦA CẢI THÌA QUA 12 BÀI THUỐC DÂN GIAN

Cải thìa hay cải bẹ trắng, còn có tên là bạch giới tử (danh pháp khoa học: Brassica rapa chinensis) là một loài cải cùng họ với cải thảo và cải bẹ xanh. Cải thìa mọc cao khoảng 23 cm, cuống dày, có nhiều gân và chứa nhiều nước, hoa nhỏ màu vàng mọc trên các cuống cao. 

Bên cạnh là loại rau rất gần gũi với các món ăn của người Việt, theo đông y, cải thìa còn có vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa…

Thành phần dinh dưỡng có trong cây cải thìa

Trong 100g cải thìa, chứa các thành phần dinh dưỡng dưới đây:

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Nước

93.2 g

Năng lượng

17 Kcal

71 KJ

Chất đạm

1.4g

Chất béo

0.2g

Chất đường bột

2.4g

Chất xơ

1.8g

Canxi

50mg

Sắt

0.70mg

Magie

25mg

Photpho

30mg

Kali

200mg

Natri

25mg

Kẽm

0.75mg

Đồng

90μg

Selen

0.5μg

Vitamin C

26mg

Vitamin B1

0.09mg

Vitamin B2

0.07mg

Vitamin PP

0.4mg

Vitamin B5

0.088mg

Vitamin B6

0.194mg

Vitamin E

0.09mg

Thành phần dinh dưỡng của loại rau này, chứng minh công dụng của cải thìa đối với sức khỏe con người là rất hữu ích.

12 công dụng của cải thìa khi trị bệnh

1.Làm thuốc thanh nhiệt

Người bị bệnh nội nhiệt nặng thiếu tân dịch, môi khô ráo hay lưỡi sinh cam, chân răng sưng thũng, kẽ răng chảy máu, họng khô cứng… dùng rau cải thìa nấu canh ăn sẽ có tác dụng thanh hỏa rất tốt.

Công dụng của cải thìa làm thuốc thanh nhiệt rất hiệu quả

2.Nước ép cải thìa trị nội nhiệt

Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũng là do thiếu vitamin C. Chỉ cần lấy cải thìa dầm nát, cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, cho uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ bú. Sau 1 tuần, hiện tượng nội nhiệt mất dần.

3.Chữa nhiệt miệng

Rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa vàng cháy, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 – 3 lần. Dùng liền 3 – 5 ngày.

4.Chữa cảm mạo

Công dụng của cải thìa trong chữa cảm mạo là rất tốt. Bạn có thể lấy rễ cải thìa 50g rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g. Đổ 400ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn nóng.

5.Công dụng của cải thìa giúp chữa cảm gió

Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

  • Lấy 3 cây cải thìa rửa sạch gọt lớp vỏ già, cắt thành miếng, 7 cây hành tây, rửa sạch. Đem các nguyên liệu nấu thành canh, rồi cho lượng đường vừa đủ. Uống khi nóng sẽ giúp toát mồ hôi, giải cảm hiệu quả hơn.
  • Bọc cải thìa 250g, củ cải trắng 60g. Nấu nước cho thêm đường đỏ vừa đủ. Ăn rau uống nước. Mỗi ngày hai, ba lần, dùng liên tục.

6.Chữa ho gà giai đoạn hồi phục

Ngoài tác dụng trị cảm cúm, công dụng của cải thìa trong việc chữa ho gà cũng rất là hữu ích. Rễ cải thìa 50g, đường phèn 30g. Đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

7.Chữa đầy bụng, khó tiêu

Cải thìa (cả cây) rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 – 5 ngày, sẽ có tác dụng hiệu quả.

8.Trị bệnh hoại huyết 

Công dụng tuyệt vời của cải thìa trong việc điều trị bệnh hoại huyết là rất hiệu quả. Dùng cải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thường và phòng chống bệnh hoại huyết.

9.Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa

Dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml) (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

10.Bệnh đái tháo đường

Những người đang mắc bệnh đái tháo đường đều có thể sử dụng cải thìa như là vị thuốc đông y, để bệnh tình ngày một thuyên giảm hơn. Cải thìa rửa sạch cắt đoạn, bã đậu phụ lượng bằng rau, bột gạo nếp vừa đủ. Sau đó bạn trộn đều lên là có thể ăn được.

11.Thận hư, liệt dương

Đối với đàn ông, công dụng của cải thìa còn giúp chữa thận hư, liệt dương rất tốt. Bạn nên lấy cải thìa tươi 250g kết hợp với tôm nõn 10g, rồi sau đó xào ăn.

12.Giải độc rượu, lợi tiểu

Để giải độc rượu hay lợi tiểu, bạn có thể sử dụng cải thìa để hồi phục tình trạng tốt hơn. Lõi cải thìa tươi cắt đoạn, thêm giấm, muối ăn, dầu mè, tỏi đánh đều. Ăn sống, có thể đun với nước thành canh để ăn.

Lời khuyên: Sau khi áp dụng các bài thuốc trên mà bệnh không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế hoặc lương y có uy tín để được khám và tư vấn.

Theo Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP.HCM

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám