MỘNG MẮT (MỘNG THỊT): NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG NGỪA

Mộng thịt là sự phát triển quá mức của kết mạc, nguyên nhân chính đến từ việc tiếp xúc lâu dài với tia UV. Trường hợp nhẹ, mắt của người bệnh có thể đỏ, sưng và khó chịu. Nếu mộng thịt phát triển sẽ cản trở tầm nhìn hoặc mờ. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh mộng mắt như thế nào?

Mộng mắt (mộng thịt) là bệnh gì?

Mộng mắt (mộng thịt) là sự tăng sinh các tế bào kết mạc tạo thành vùng mô hình cánh hoặc tam giác nhô lên phần lòng trắng của mắt. Bệnh phát triển từ khóe mắt, sau đó lan ra bên ngoài hoặc hướng đến giác mạc. Mộng thịt có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 mắt nhưng thường không xảy ra đồng thời.

Mộng thịt ở mắt được phân loại như thế nào? 

1. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 

  • Độ 1 – Mộng thịt lan đến rìa của giác mạc.
  • Độ 2 – Mộng thịt lan đến giữa rìa giác mạc và bờ đồng tử.
  • Độ 3 – Mộng thịt xâm lấn đến bờ đồng tử.
  • Độ 4 – Mộng thịt xâm lấn và bao phủ qua đồng tử.

2. Theo mức độ xâm lấn vào giác mạc

Đối chiếu với trung tâm của giác mạc, mộng thịt ở mắt có 3 cấp độ:

  • Độ 1 (<2mm),.
  • Độ 2 (2 – 4mm).
  • Độ 3 (> 4mm).

3. Theo giải phẫu

Dựa vào bán kính giác mạc, mộng thịt ở mắt có 4 cấp độ sau:

  • Độ 1 – Đầu mộng lan qua rìa giác mạc.
  • Độ 2 – Đầu mộng lan chưa đến 1/2 bán kính giác mạc.
  • Độ 3 – Đầu mộng lan vượt 1/2 bán kính giác mạc.
  • Độ 4 – Đầu mộng lấn vào đồng tử.

4. Theo mức độ tiên lượng

Dựa vào khả năng tiên lượng, mộng thịt ở mắt có 2 loại:

  • Mộng thịt tiến triển có đầu hình răng cưa, thân dày, nhiều mạch máu và dễ tái phát sau phẫu thuật.
  • Mộng thịt xơ có đầu tròn, màu trắng đặc, không tiến triển và ít tái phát.

Nguyên nhân bị mộng mắt

1. Tia cực tím

Những người có công việc dành nhiều thời gian hoạt động ở ngoài trời có nguy cơ cao mắc bệnh mộng mắt.

2. Di truyền

Một số nhà nghiên cứu cho biết, những người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh mộng thịt mắt có khả năng cao hơn người khác.

3. Các yếu tố nguy cơ khác

  • Bệnh nhân có tiền sử khô mắt: Nếu người bệnh đã hoặc đang bị khô mắt, dễ bị bệnh mộng thịt.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích: Bụi, cát và gió có thể làm nghiệm trọng thêm tình trạng mộng mắt.

Dấu hiệu mộng mắt phổ biến

Các dấu hiệu phổ biến của mộng mắt người bệnh dễ nhận thấy như sau

  • Một mảng nhỏ màu hồng hơi nhô trên mắt.
  • Mắt đỏ, khó chịu hoặc sưng tấy.
  • Khô, ngứa hoặc nóng mắt.
  • Cảm giác như có cát hoặc sạn trong mắt.
  • Đôi mắt đẫm lệ.
  • Khi mộng mắt tăng kích thước và lan rộng gây mờ hoặc nhìn đôi (nếu mộng thịt mắt phát triển trên giác mạc).

Nếu mắt cảm thấy ngứa hoặc khó chịu và thấy khối u phát triển trên bề mặt mắt, hãy khám bác sĩ khoa Mắt càng sớm càng tốt. Bệnh mộng thịt lành tính, có thể điều trị. Nếu để lâu dài, bệnh sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến vấn đề thị lực sau này.

Đối tượng dễ bị mộng mắt (mộng thịt)

Bất cứ ai cũng có thể mắc mộng thịt nhưng các đặc điểm về tuổi tác, giới tính và vị trí địa lý có thể làm tăng nguy cơ:

  • Người từ 20 – 40 tuổi có nhiều khả năng bị mộng mắt.
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mộng thịt cao gấp 2 lần so với phụ nữ.
  • Những người sống gần xích đạo có nguy cơ cao hơn do tiếp xúc với ánh sáng cực tím mạnh hơn.

Mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không?

Mộng thịt ở mắt giai đoạn đầu không ảnh hưởng đến thị lực nhưng không thẩm mỹ. Các triệu chứng trong giai đoạn đầu có thể bao gồm kích ứng, ngứa hoặc rát, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị. Người bệnh, cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và gió để giảm kích thích phát triển mộng thịt lớn hơn. Mộng thịt nhỏ ngừng phát triển tương đối vô hại và có thể không cần điều trị thêm. [4]

Tuy nhiên, một số trường hợp, mộng thịt có thể phát triển và cản trở tầm nhìn hoặc làm biến dạng hình dạng của giác mạc và gây mờ mắt (loạn thị). Trong trường hợp này, phương pháp phẫu thuật được khuyến khích.

Mộng thịt không phải ung thư – khối u lành tính. Do đó, mộng thịt chỉ phát triển cục bộ, chỉ ảnh hưởng thị lực và không lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện để khám để loại trừ các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn khối u kết mạc hoặc mống mắt.

 Mộng mỡ và mộng thịt ở mắt khác nhau như thế nào?

Mộng mỡ và mộng thịt nhận biết qua các đặc điểm sau

  • Mộng mỡ là khối u màu trắng hoặc vàng nổi lên trên tròng trắng của mắt. Khối u không chồng lên giác mạc và không có bất kỳ triệu chứng nào.
  • Mộng thịt là sự phát triển kích thước của kết mạc, có nhiều mạch máu bên trong và có thể lan rộng đến giác mạc.

Phòng ngừa mộng mắt thế nào?

Để phòng ngừa mộng mắt, mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Chủ động bảo vệ mắt khỏi bức xạ cực tím bằng cách đội mũ rộng vành và đeo kính râm có tròng được thiết kế ngăn tia cực tím khi ở ngoài trời. Khi nào ra ngoài cần đeo kính râm để ngăn gió, bụi và cát.
  • Tránh khí hậu khô hoặc ấm, môi trường nhiều khói và gió, vì có thể gây viêm và làm trầm trọng các triệu chứng mộng thịt, chẳng hạn khô và kích ứng mắt.
  • Thường xuyên nhận biết liệu có sự thay đổi nào trong mắt. Nếu có mộng thịt, hãy thường xuyên quan sát kích thước, màu sắc và hình dạng. Ngoài ra, khi nhận thấy bất kỳ các biểu hiện bất thường ở mắt hãy đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Để giảm thiểu nguy cơ tái phát sau phẫu thuật mộng thịt cần hạn chế tiếp xúc với tia cực tím.

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám