Bệnh gout nên uống nước gì để cải thiện tình trạng xương khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn là nỗi băn khoăn phổ biến của người bệnh. Thực tế, người bệnh gout uống đủ nước là một điều quan trọng trong quá trình điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe xương khớp. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn những thức uống có lợi cho người bị bệnh gout.
Vì sao bệnh nhân gout nên uống đủ nước?
Thắc mắc bệnh gout nên uống nước gì đến từ việc người bệnh gout cần phải uống nước đầy đủ.
Đầu tiên, bệnh gút là tình trạng dư acid uric bên trong cơ thể, lượng acid uric dư thừa này sẽ lắng đọng ở các vị trí khớp dẫn đến các triệu chứng bệnh gout. Uống nhiều nước, để tăng đào thải acid uric trong máu là một trong những phương pháp hiệu quả để giảm lượng acid uric dư thừa, thuyên giảm tình trạng gout. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị nội khoa bằng thuốc, các bác sĩ luôn chỉ định người bệnh gout chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể để thúc đẩy quá trình điều trị được diễn ra và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, duy trì lượng nước vừa đủ cho cơ thể cũng là một biện pháp ngăn ngừa bệnh gout tối ưu. Đồng thời, nước cũng đóng vai trò như một chất bôi trơn cho khớp, hỗ trợ linh hoạt trong chuyển động cho xương khớp.

Người bị bệnh gút uống bao nhiêu nước là đủ?
Người bị bệnh gout cũng như người bị tăng acid uric trong máu được khuyến cáo uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Cụ thể, ⅔ lượng acid uric trong cơ thể con người được đào thải qua thận. Vì thế, uống nhiều nước giúp người bệnh duy trì giá trị pH của nước tiểu ở mức 6,3 – 6,8, từ đó làm cho acid uric dễ dàng bài tiết ra khỏi cơ thể cũng như làm giảm sự hình thành các tinh thể acid uric.
Hơn nữa, chưa bàn đến vấn đề người bệnh gout nên uống nước gì, một cơ thể được cung cấp đủ lượng nước từ 2- 3 lít mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm tần suất xảy ra các cơn gút cấp cũng như cường độ cơn đau.
Bệnh gout nên uống nước gì thì tốt cho sức khỏe?
1. Nước lọc
Nước lọc được xem là lựa chọn hàng đầu trong danh sách những loại nước tốt cho bệnh nhân gout bởi tính phổ biến, có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Những người bệnh gout cần uống đủ 8 ly nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn, thời gian uống nước cách nhau vừa đủ. Và để hoạt động uống nước đem lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau: (2)
- Uống từng ngụm nhỏ
- Không uống nước một lần quá nhiều mà nên chia ra nhiều lần uống trong ngày
- Không uống nhiều nước trước và giữa bữa ăn
- Nên uống nước ngay khi vừa thức dậy
2. Nước uống tính chất kiểm
Nước uống có tính chất kiềm có độ PH từ 6.5-8.5, các nhà khoa học và bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo các bệnh nhân gout nên dùng thường xuyên vì có nhiều tác dụng có lợi: điều chỉnh PH trong máu, từ đó giảm triệu chứng cơn gout cấp và giảm xuất hiện cơn gút mới; bảo vệ thận khỏi bị tất công bởi các tinh thể urat; hạn chế hình thành sỏi thận. Hiện tại có nhiều loại nước kiểm khác nhau có thể sử dụng, phổ biến nhất là:
- Nước điện giải Ion kiểm: Được tạo ra từ quá trình điện phân trong bình điện giải. Đặc trưng của quá trình điện phân sẽ tạo ra nước có pH >7 với hàm lượng ion OH- dồi dào hơn hàm lượng ion H+.
- Nước khoáng: Là loại nước có nguồn gốc từ thiên nhiên, thường là từ các mạch nước ngầm có trữ lượng lớn sâu trong lòng đất. Nước khoáng được xử lý vi sinh trước khi đóng chai để tiêu thụ ngoài thụ thị trường.
- Nước kiềm (Soda): Nước kiềm được tạo ra bằng pha hóa chất thực phẩm có tính kiềm như soda.
Với phương pháp này để có được pH mong muốn, hóa chất cần được pha với hàm lượng nhất định. Loại nước này còn được biết đến với tên gọi nước alkaline. Soda nguyên chất (không thêm chanh hoặc đường) có chứa hàm lượng kiềm bicarbonat cao. Chất kiềm này cũng tương đồng với bicarbnat trong cơ thể, có tác dụng chuyển hóa máu, trung hòa lượng acid uric.
Những lưu ý uống soda để cải thiện bệnh gout gồm:
- Uống soda nguyên, không thêm chanh hoặc đường
- Để soda bay hết hơi CO2 trước khi uống
- Uống mỗi ngày, sau các bữa ăn
3. Canh rau hoặc trà thảo dược
Trà thảo dược và một số các loại rau xanh có thể khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong máu, phù hợp với người bệnh gút. Ngoài ra, việc ăn canh rau hay tăng cuồng uống trà thảo dược cũng là một phương pháp cung cấp nước, tăng lượng chất lỏng tiêu thụ cho cơ thể. Vì thế, việc bổ sung canh rau và trà thảo mộc trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh gout là điều nên làm để giảm thiểu tình trạng nghiêm trọng của các triệu chứng, và lâu dần là làm thuyên giảm chúng.
Tuy nhiên, người bệnh gout cần chọn lọc kỹ lưỡng các loại trà thảo mộc cũng như loại rau nấu canh bởi vì sẽ có những loại rau xanh có hàm lượng purin trung bình cao. Trong khi đó, một trong những mấu chốt dinh dưỡng của người bệnh gút là không ăn các loại thực phẩm có purin cao. Vì thế, người bệnh gout nếu muốn bổ sung canh rau trong chế độ dinh dưỡng cần lưu ý ăn có kiểm soát hoặc hạn chế các thực phẩm có hàm lượng purin trung bình cao. Những thực phẩm đó gồm:
- Súp lơ, bông cải
- Cải xoăn
- Rau chân vịt
- Măng tây
- Nấm

4. Cafe
Cà phê được cũng là một thức uống khi nói về chủ đề người bệnh gout nên uống gì. Caffein có bên trong cà phê có thể hỗ trợ làm giảm lượng acid uric của người bệnh, làm thuyên giảm các triệu chứng gout và rút ngắn quá trình điều trị bệnh.
Cơ thể người có một loại enzyme là xathine oxidase, đây là enzyme chuyển hóa purin, một nguồn của acid uric. Caffein lại có chức năng như một chất ức chế xanthine oxidase. Đây là lý do khiến cà phê trở thành đồ uống tốt cho người bệnh gút.
5. Nước chanh
Nước chanh là loại thực phẩm giàu vitamin C, là một chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ngoài việc tăng cường sức đề kháng, vitamin C có thể giúp làm trung hòa acid uric trong cơ thể người bệnh. Đến từ việc, vitamin C giúp thận hoạt động mạnh hơn, loại bỏ acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Vì thế, nước chanh cũng như các thực phẩm giàu vitamin C không chỉ giúp hỗ trợ sức khỏe người bệnh gout trong quá trình điều trị tốt, mà còn có thể giúp người khỏe mạnh ngăn ngừa được bệnh gout.
6. Sữa ít béo hoặc sữa tách kem
Sữa ít béo hoặc sữa tách kem là một thức uống được khuyên dùng cho người bị bệnh cơ xương khớp nói chung và bệnh gút nói riêng. Thành phần dinh dưỡng bên trong sữa tách kem, sữa ít béo nổi bật là hàm lượng vitamin D cao, hàm lượng protein cao và giàu canxi. Trong đó, vitamin D là chất hỗ trợ tổng hợp canxi, góp phần làm giúp xương chắc khỏe, cải thiện và duy trì chức năng xương, phù hợp với người bệnh gout.
Một lợi ích khác mà sữa tách kem, sữa ít béo đem lại cho người bệnh gout là hỗ trợ giảm hàm lượng acid uric trong máu nhờ vào protein. Loại thực phẩm giàu canxi này cũng giúp cho quá trình hình hành mật độ xương diễn ra tốt hơn, loại bỏ được lượng acid uric dư thừa.
7. Trà xanh
Trà xanh có đặc tính chống oxy hóa, có thể giúp cơ thể chống viêm sưng do gout gây ra. Hơn nữa, trà xanh cũng có khả năng làm giảm acid uric. Dù theo nghiên cứu, lượng acid uric được giảm do tác dụng của trà xanh không quá nhiều, nhưng việc uống trà xanh mỗi ngày kết hợp với điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cũng như ăn theo chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh gút.
Trà xanh được biết là một loại thực phẩm đa nhiệm, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng như ngăn ngừa huyết áp thay đổi, thư giãn mạch máu, duy trì sức khỏe răng lợi ở mức ổn định và chống căng thẳng bằng với thành phần thiamine.
Do vậy, không chỉ người bệnh gout nên uống trà xanh trông quá trình điều trị bệnh mà người khỏe mạnh cũng nên sử dụng trà xanh mỗi ngày để duy trì sức khỏe.

Người bị gút không nên uống gì?
Người bị gút không nên uống những loại thức uống có purine cao cũng như những thức uống không tốt cho sức khỏe tổng quan.
Mấu chốt trong dinh dưỡng của người bệnh gout là hạn chế tối đa việc dung nạp purine vào cơ thể. Vì purine là một nguyên liệu thiết yếu giúp cơ thể chuyển hóa thành acid uric. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm, nước uống có lượng purine cao, quá nhiều chất gây hại cho sức khỏe sẽ khiến quá trình điều trị bệnh bị gián đoạn, kéo dài, ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe mà còn là tâm lý của người bệnh. Với những trường hợp nặng, mức độ nghiêm trọng của bệnh gút sẽ tăng lên, hoặc người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp khác, biến chứng của bệnh gout.
1. Bia rượu
Bia rượu là thực phẩm kiêng kỵ với người bị bệnh gout. Đây là thực phẩm có chứa lượng lớn purin, bên cạnh những chất có hại cho cơ thể khác như cồn, men bia.
Lượng lớn purin có trong rượu bia hay các thức uống có cồn là nguy cơ lớn khiến bệnh gout trở nên nặng hơn. Theo báo cáo từ trang Everyday Health, người có thói quen uống bia mỗi ngày hoặc lạm dụng bia rượu có khả năng mắc bệnh gout cao hơn người khác 1,5 lần.
Một cảnh báo về bia rượu mà người bệnh gout cần lưu ý, không chỉ có hàm lượng purine cao, chất cồn và men bia cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau gout. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, cường độ và tần suất các cơn đau khớp cũng sẽ tăng.
2. Nước ngọt, nước giải khát có ga
Nước ngọt, nước giải khát có ga là đồ uống không được khuyến khích cho người bệnh gout.
Kết quả từ các cuộc nghiên cứu cho thấy, thực phẩm có lượng đường cao khiến tăng gấp đôi rủi ro bệnh gout ở người. Chính xác hơn, người bệnh gout cần tránh xa những thực phẩm có chứa đường frutose, trong đó có nước ngọt và nước giải khát có ga. Đồ uống có nhiều đường frutose cũng là một yếu tố khiến nồng độ acid trong máu tăng cao, dẫn đến dư thừa acid uric và gây ra gout.
Đường frutose cũng là loại đường ngọt nhất, vì thế chúng thường được sử dụng nhiều trong nước ngọt và nước giải khát có ga và các thực phẩm ngọt khác. Do vậy, người bệnh gout không nên uống các loại nước này trong quá trình điều trị bệnh, tránh tình trạng giảm hiệu quả điều trị.
Một lưu ý thêm về đường frutose, đây không hoàn toàn là một loại chất gây hại nhưng chúng cần được tiêu thụ đúng liều lượng, thậm chí là đối với người khỏe mạnh. Hiện nay, chủ đề xoay quanh tác hại của đường frutose vẫn còn có nhiều tranh cãi, và các nghiên cứu khoa học vẫn chưa đủ bằng chứng để chứng minh liệu đường frutose có thật sự gây hại trực tiếp cho sức khỏe con người hay không.
Vì vậy, việc chủ động trong việc kiểm soát lượng frutose nạp vào cơ thể là mọt điều cần thiết trong quá trình bảo vệ sức khỏe cơ thể. Lượng frutose an toàn để nạp vào cơ thể là từ 25-40gam/ngày.
3. Nước tăng lực
Nước tăng lực cũng được đưa vào danh sách đồ uống người bệnh gout không nên uống dù chúng có chứa caffein.
Nước tăng lực có lượng lớn đường frutose để tạo vị ngọt cho thức uống. Vì thế, giá trị dinh dưỡng của chúng cũng tương tự như nước ngọt và nước có gas. Việc uống nhiều nước tăng lực sẽ làm tình trạng bệnh gout bị xấu đi do ảnh hưởng từ lượng đường frutose dư thừa, khiến acid uric trong máu tăng cao.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút quan trọng nhất là hạn chế tối đa dung nạp các thực phẩm có hàm lượng purin cao và frustose cao. Đây là những chất khiến cơ thể tăng acid uric trong máu, làm tình trạng bệnh xấu đi, trì hoãn quá trình điều trị bệnh. Điều này vô cùng quan trọng không chỉ trong lúc điều trị gout, làm thuyên giảm các triệu chứng mà cồn giúp người bệnh giảm thiểu rủi ro tái bệnh sau này.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học gồm đa dạng các vitamins và khoáng chất được đề xuất cho người bệnh gout nhằm tăng cường sức khỏe tổng quan. Đặc biệt, người bệnh nên tập trung bổ sung nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và vitamin C để cải thiện tình trạng sức khỏe xương.
Nguyên tắc dinh dưỡng chi tiết cho người điều trị gout là:
- Năng lượng: 30 – 35 kcal /kg cân nặng/ ngày
- Chất đạm: 0.8g / kg cân nặng/ ngày
- Chất béo: 18-25% nhu cầu năng lượng
- Lượng muối: không quá 5g/ngày
- Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày
#DSHOAITHUONG
—-
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn