Đau bụng kinh dữ dội là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em, chủ yếu nhất ở trong độ tuổi dậy thì. Đau bụng kinh dữ dội làm giảm chất lượng cuộc sống của phải đẹp và có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Đau bụng kinh dữ dội là gì?
Đau bụng kinh, hay còn được gọi là hành kinh đau, là một triệu chứng thường gặp trong quá trình kinh nguyệt và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Có nhiều mức độ của đau bụng kinh, trong đó đau bụng kinh dữ dội là một mức độ khiến chị em khó chịu nhất với sự xuất hiện liên tiếp của các cơn đau. Tình trạng này xảy ra do cơ thể tích tụ quá nhiều prostaglandin làm tử cung co bóp nhiều hơn, mạnh hơn và liên tục hơn.
Đau bụng kinh nói chung và đau bụng kinh dữ dội nói riêng chia làm 2 dạng:
- Đau bụng kinh tự nhiên (nguyên phát): Đây là loại đau bụng kinh thông thường, thường bắt đầu trong độ tuổi dậy thì và giảm dần khi phụ nữ trưởng thành. Tình trạng đau thường bắt đầu trước kỳ kinh khoảng 2 ngày, đau nhất vào ngày đầu và ngày thứ 2 của kỳ hành kinh, sau đó giảm dần. Tình trạng đau bụng kinh dữ dội buồn nôn có thể xuất hiện ở nhiều chị em, thậm chí ở vài người còn có thêm triệu chứng tiêu chảy.
- Đau bụng kinh bất thường (đau bụng kinh thứ phát): Đây là loại đau bụng kinh mạnh hơn và kéo dài hơn so với đau bụng kinh tự nhiên. Đau bụng kinh bất thường có thể là một dấu hiệu của các vấn đề y tế liên quan đến cơ quan sinh sản nữ. Cơn đau thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn cơn đau bụng kinh thông thường, không kèm theo các triệu chứng khác.
Đau bụng kinh dữ dội khiến rất nhiều người khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ở một số trường hợp, các cơn đau còn khiến chị em mất sức, mệt lả và không thể làm việc.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội
Đau bụng kinh dữ dội do nguyên nhân nguyên phát
Nguyên nhân cơ bản nhất làm tình trạng đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn là do sự co bóp mạnh mẽ của tử cung. Tử cung co bóp là cơ chế bình thường để lớp niêm mạc tử cung bong ra, tạo điều kiện để làm sạch vùng kín trước 1 chu kỳ mới. Tuy nhiên, vì một vài lý do, ví dụ như sự gia tăng bất thường của prostaglandin hoặc do cổ tử cung hẹp, hoặc do các dị tật bẩm sinh tại cổ tử cung, dẫn đến các cơn đau trở nên mạnh hơn.
Bên cạnh đó, một vài lý do khác cũng làm tình trạng đau bụng kinh dữ dội hơn gồm:
- Thay đổi lối sống: Việc thay đổi lối sống hoặc giờ sinh hoạt đột ngột cũng khiến cơ thể không kịp thích ứng, làm tình trạng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
- Dậy thì quá sớm
- Di truyền: trong gia đình có người bị đau bụng kinh dữ dội thì khả năng bạn bị đau bụng kinh cũng rất cao
- Sức khỏe thể chất gặp vấn đề
Đau bụng kinh dữ dội do các nguyên nhân thứ phát
Đau bụng kinh dữ dội không thuyên giảm, sau khi sinh đẻ vẫn hay bị đau bụng kinh thì có khả năng bạn đang mắc một trong số những bệnh sau:
- U xơ tử cung làm chậm quá trình bong của niêm mạc, dẫn đến các cơn đau khi cổ tử cung co bóp. Ngoài đau bụng kinh dữ dội, u xơ tử cung có thể còn kèm theo triệu chứng rong kinh
- Lạc nội mạc tử cung gây chảy máu vùng kín và gia tăng cảm giác đau khi đến kỳ kinh.
- Viêm nhiễm vùng chậu làm cổ tử cung có thể tăng co bóp, làm chị em thấy đau thường xuyên, cảm giác đau tăng lên khi đến kỳ.
- U nang buồng trứng: không chỉ gây đau bụng kinh dữ dội mà còn làm tình trạng đau lưng, đau vùng chậu trở nên “kinh hoàng hơn” mỗi khi đến kỳ kinh.
Mẹo điều trị đau bụng kinh tại nhà nhanh chóng
Một số biện pháp có thể làm giảm cơn đau bụng kinh tại nhà được khuyến cáo bao gồm:
- Chườm ấm lên vùng bụng: Việc chườm ấm giúp các mạch máu tại cổ tử cung có thể giãn ra, từ đó giảm áp lực bơm máu và làm giảm đáng kể cơn đau bụng kinh
- Uống sữa ấm: Uống nước ấm hoặc trà nóng hoặc sữa nóng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Nước nóng có tác dụng giãn cơ và làm giảm cơn đau.
- Massage: Nắn bóp và massage vùng bụng để giảm căng thẳng và đau bụng. Sử dụng các động tác tròn nhẹ hoặc nhấn vào vùng đau.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc các bài tập cơ tại chỗ có thể giúp sản sinh endorphin, hormone tự nhiên giảm đau và tạo cảm giác thoải mái.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc paracetamol có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh. Hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng và liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.
- Thực hiện các phương pháp thảo dược: Một số phương pháp thảo dược như sử dụng nước ép gừng, nước ép lựu, hoặc uống trà camomile có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh.
Đau bụng kinh dữ dội là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em, chủ yếu nhất ở trong độ tuổi dậy thì. Đau bụng kinh dữ dội làm giảm chất lượng cuộc sống của phải đẹp và có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Đau bụng kinh dữ dội là gì?
Đau bụng kinh, hay còn được gọi là hành kinh đau, là một triệu chứng thường gặp trong quá trình kinh nguyệt và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Có nhiều mức độ của đau bụng kinh, trong đó đau bụng kinh dữ dội là một mức độ khiến chị em khó chịu nhất với sự xuất hiện liên tiếp của các cơn đau. Tình trạng này xảy ra do cơ thể tích tụ quá nhiều prostaglandin làm tử cung co bóp nhiều hơn, mạnh hơn và liên tục hơn.
Đau bụng kinh nói chung và đau bụng kinh dữ dội nói riêng chia làm 2 dạng:
- Đau bụng kinh tự nhiên (nguyên phát): Đây là loại đau bụng kinh thông thường, thường bắt đầu trong độ tuổi dậy thì và giảm dần khi phụ nữ trưởng thành. Tình trạng đau thường bắt đầu trước kỳ kinh khoảng 2 ngày, đau nhất vào ngày đầu và ngày thứ 2 của kỳ hành kinh, sau đó giảm dần. Tình trạng đau bụng kinh dữ dội buồn nôn có thể xuất hiện ở nhiều chị em, thậm chí ở vài người còn có thêm triệu chứng tiêu chảy.
- Đau bụng kinh bất thường (đau bụng kinh thứ phát): Đây là loại đau bụng kinh mạnh hơn và kéo dài hơn so với đau bụng kinh tự nhiên. Đau bụng kinh bất thường có thể là một dấu hiệu của các vấn đề y tế liên quan đến cơ quan sinh sản nữ. Cơn đau thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn cơn đau bụng kinh thông thường, không kèm theo các triệu chứng khác.
Đau bụng kinh dữ dội khiến rất nhiều người khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ở một số trường hợp, các cơn đau còn khiến chị em mất sức, mệt lả và không thể làm việc.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội
Đau bụng kinh dữ dội do nguyên nhân nguyên phát
Nguyên nhân cơ bản nhất làm tình trạng đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn là do sự co bóp mạnh mẽ của tử cung. Tử cung co bóp là cơ chế bình thường để lớp niêm mạc tử cung bong ra, tạo điều kiện để làm sạch vùng kín trước 1 chu kỳ mới. Tuy nhiên, vì một vài lý do, ví dụ như sự gia tăng bất thường của prostaglandin hoặc do cổ tử cung hẹp, hoặc do các dị tật bẩm sinh tại cổ tử cung, dẫn đến các cơn đau trở nên mạnh hơn.
Bên cạnh đó, một vài lý do khác cũng làm tình trạng đau bụng kinh dữ dội hơn gồm:
- Thay đổi lối sống: Việc thay đổi lối sống hoặc giờ sinh hoạt đột ngột cũng khiến cơ thể không kịp thích ứng, làm tình trạng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
- Dậy thì quá sớm
- Di truyền: trong gia đình có người bị đau bụng kinh dữ dội thì khả năng bạn bị đau bụng kinh cũng rất cao
- Sức khỏe thể chất gặp vấn đề
Đau bụng kinh dữ dội do các nguyên nhân thứ phát
Đau bụng kinh dữ dội không thuyên giảm, sau khi sinh đẻ vẫn hay bị đau bụng kinh thì có khả năng bạn đang mắc một trong số những bệnh sau:
- U xơ tử cung làm chậm quá trình bong của niêm mạc, dẫn đến các cơn đau khi cổ tử cung co bóp. Ngoài đau bụng kinh dữ dội, u xơ tử cung có thể còn kèm theo triệu chứng rong kinh
- Lạc nội mạc tử cung gây chảy máu vùng kín và gia tăng cảm giác đau khi đến kỳ kinh.
- Viêm nhiễm vùng chậu làm cổ tử cung có thể tăng co bóp, làm chị em thấy đau thường xuyên, cảm giác đau tăng lên khi đến kỳ.
- U nang buồng trứng: không chỉ gây đau bụng kinh dữ dội mà còn làm tình trạng đau lưng, đau vùng chậu trở nên “kinh hoàng hơn” mỗi khi đến kỳ kinh.
Mẹo điều trị đau bụng kinh tại nhà nhanh chóng
Một số biện pháp có thể làm giảm cơn đau bụng kinh tại nhà được khuyến cáo bao gồm:
- Chườm ấm lên vùng bụng: Việc chườm ấm giúp các mạch máu tại cổ tử cung có thể giãn ra, từ đó giảm áp lực bơm máu và làm giảm đáng kể cơn đau bụng kinh
- Uống sữa ấm: Uống nước ấm hoặc trà nóng hoặc sữa nóng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Nước nóng có tác dụng giãn cơ và làm giảm cơn đau.
- Massage: Nắn bóp và massage vùng bụng để giảm căng thẳng và đau bụng. Sử dụng các động tác tròn nhẹ hoặc nhấn vào vùng đau.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc các bài tập cơ tại chỗ có thể giúp sản sinh endorphin, hormone tự nhiên giảm đau và tạo cảm giác thoải mái.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc paracetamol có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh. Hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng và liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.
- Thực hiện các phương pháp thảo dược: Một số phương pháp thảo dược như sử dụng nước ép gừng, nước ép lựu, hoặc uống trà camomile có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh.
—-
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345
Website: www.helpbmt.com – www.doctorhelp.vn