TRẺ BỊ THỦY ĐẬU CÓ SỐT KHÔNG? SỐT MẤY NGÀY THÌ KHỎI BỆNH?

Bệnh thủy đậu ở trẻ là gì?

Thủy đậu (bệnh trái rạ) là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh tại những khu vực đông đúc, khi thời tiết nồm, giao mùa. 

Bệnh thủy đậu ở trẻ do virus Varicella Zoster gây ra và lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh được phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay giao tiếp. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt thủy đậu, đồ dùng chung với người bệnh hoặc theo đường truyền từ mẹ sang con khi mang thai, chuyển dạ. 

Phần lớn các trường hợp thủy đậu ở trẻ là làn tính và thường sẽ được chữa khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh không được chăm sóc và kiểm soát tốt, thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não,… thậm chí gây tử vong ở người bệnh. Đặc biệt, sau khi bệnh thủy đậu đã được chữa khỏi, virus gây bệnh vẫn có thể tồn tại bên trong các hạch thần kinh, ở dạng bất hoạt. Chúng có thể sẽ tái hoạt động sau nhiều năm, khi có điều kiện thích hợp, gây bệnh Zona thần kinh.

Trẻ bị thủy đậu có sốt không?

Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến khi trẻ bị thủy đậu. Cơn sốt thường sẽ bắt đầu từ 1-2 ngày trước khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh như phát ban, đau đầu, khó chịu, mệt mỏi hay chán ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ bị thủy đậu đều bị sốt và mức độ sốt ở từng đối tượng cụ thể sẽ khác nhau. Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ sốt do thủy đậu, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp điều trị phù hợp nhất nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng thủy đậu. 

Trẻ bị thủy đậu sốt mấy ngày?

Thông thường, cơn sốt ở trẻ khi bị thủy đậu sẽ kéo dài trong khoảng 2-3 ngày, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng trẻ. Lưu ý, nếu trẻ sốt cao (trên 39 độ) kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, co giật, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Bởi lúc này, trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh và biến chứng (nếu có).

Cách hạ sốt khi trẻ bị thủy đậu

Tình trạng sốt cao kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy, khi trẻ sốt, bố mẹ cần chú ý chăm sóc đúng cách và hạ sốt kịp thời cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt do thủy đậu: 

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Paracetamol hoặc ibuprofen) theo chỉ định của bác sĩ;
  • Cho trẻ ăn mặc quần áo mềm, thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt;
  • Đảm bảo trẻ được giữ ấm tốt, tránh gió;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp với nhu cầu độ tuổi;
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý;
  • Cho trẻ uống đủ nước;
  • Dùng khăn thấm nước ấm lau người cho trẻ, nhất là vùng trán, cổ, tay và chân;
  • Dùng thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh hay thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ;
  • Giữ da sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng;
  • Đeo găng tay, tất cho trẻ nhằm tránh cho trẻ gây tổn thương da, gãi;
  • Chấm dung dịch xanh Methylen hoặc tím Milian lên các nốt rạ.

Mẹo rút ngắn thời gian sốt cho bé khi bị thủy đậu

Bên cạnh các cách hạ sốt, chăm sóc trẻ bị thủy đậu được nhắc đến ở trên, bố mẹ có thể kết hợp với một số mẹo rút ngắn thời gian sốt cho trẻ dưới đây: 

1. Tránh tiếp xúc với gió và người lành

Khi phát hiện dấu hiệu của thủy đậu sốt, bố mẹ nên cho trẻ ở trong phòng kín gió nhưng vẫn cần đảm bảo sự thông thoáng. Trẻ mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là không tới nơi đông người để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và nguy cơ hình thành đại dịch. Đồng thời, trẻ cần được tiếp tục giám sát tình trạng của các mụn nước và chờ đợi cho đến khi chúng căng và bong vảy hoàn toàn.

2. Không được gãi các mụn nước để tránh lây lan

Đi kèm với sự xuất hiện của các nốt thủy đậu là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, lúc này bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ gãi các mụn nước. Điều này có thể khiến mụn nước bị vỡ ra, dịch mủ từ nốt thủy đậu lan ra và gây bệnh cho những vùng khác. Nguy hiểm hơn, nếu những nốt mụn nước đã vỡ không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến bội nhiễm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu,…

3. Khi bị sốt không được dùng thuốc hạ sốt có thành phần Aspirin

Sốt do thủy đậu thường xảy ra ở mức độ nhẹ và có thể hạ sốt sau 2-3 ngày. Trong trường hợp trẻ sốt cao, bố mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt có thành phần aspirin bởi nó có thể gây hội chứng Reye, gây tổn thương nghiêm trọng đến não, gan, thậm chí gây tử vong ở trẻ. 

4. Dùng dung dịch xanh Methylen bôi thuốc

Thuốc xanh Methylen 1% là loại thuốc thường được dùng để bôi lên các nốt thủy đậu của trẻ nhằm giảm nữa, ngăn ngừa nhiễm trùng. Mặc dù thuốc có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng và hiệu quả nhưng bố mẹ không nên quá lạm dụng thuốc, chỉ nên bôi lên da trẻ 2 lần/ngày.

5. Khi tắm tránh chà xát vết thương

Trẻ bị thủy đậu cần được đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhằm giúp trẻ cảm thấy đỡ ngứa hơn, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng. Vì vậy, trẻ mắc bệnh nên được tắm bằng nước ấm và có thể sử dụng thêm xà phòng trung tính để làm sạch da. Trong quá trình tắm, bố mẹ lưu ý không chà xát lên vết thương của trẻ bởi điều này sẽ gây tổn thương da và có thể khiến các nốt thủy đậu bị vỡ, gây viêm nhiễm nghiêm trọng.

6. Chú ý dinh dưỡng để tránh để lại sẹo

Trẻ bị thủy đậu cần được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu phát triển của cơ thể. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất như: thịt, cá, đậu, đỗ, trứng, rau xanh, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên đảm bảo lượng vừa đủ để không làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, trẻ nên hạn chế ăn những thực phẩm có tính kích thích như bánh, kẹo, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến và thực phẩm có nhiều đường. Đặc biệt, bố mẹ ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng, da gà hay rau muống vì chúng có thể khiến tình trạng ngứa ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, để lại sẹo trên da. 

Trong quá trình phục hồi, trẻ có thể không có cảm giác đói hoặc khó nuốt thức ăn, do đó bố mẹ cần chọn các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như súp, canh, cháo, bánh mì nướng, trái cây và sữa chua. Sau khi trẻ hết thủy đậu, bố mẹ nên tăng cường chế độ ăn uống để trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hoàn toàn. 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM
CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
CN Sài Gòn: 04 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898 355 365 – 0898 355 345

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0898 355 345 Để Đặt Lịch Khám